Hòa tan hoàn toàn m1 gam bột Cu trong 600 ml dung dịch HNO3 1M thu được V lít khí NO (đktc) và dung dịch A. Trung hòa A bằng 400 ml dung dịch KOH vừa đủ rồi đem cô cạn dung dịch tạo thành thu được m2 gam muối khan B. Nung nóng B đến khối lượng không đổi thu được khí Y và 29 gam chất rắn C. Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí Y hấp thụ vào nước thu được 1,0 lít dung dịch D.Nếu cho từ từ dung dịch NH3 2M vào dung dịch A thấy tạo thành 9,8 gam kết tủa.Tính thể tích dung dịch NH3 đã dùng và pH của dung dịch D.
Câu trả lời tốt nhất
3Cu + 8HNO3 —> 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
a…………8a/3…………….a
HNO3 + KOH —> KNO3 + H2O
0,6-8a/3………….0,6-8a/3
Cu(NO3)2 —> CuO + 2NO2 + 0,5O2
a………………….a……….2a………..0,5a
KNO3 —> KNO2 + 0,5O2
0,6-8a/3….0,6-8a/3
—> mC = 80a + 85(0,6 – 8a/3) = 29
—> a = 0,15
4NO2 + O2 + 2H2O —> 4HNO3
2a……….a………………………2a
—> nHNO3 = 2a = 0,3
—> pH = 0,523
Dung dịch A chứa Cu(NO3)2 (0,15) và HNO3 dư (0,2)
nCu(OH)2 = 0,1
HNO3 + NH3 —> NH4NO3
0,2……….0,2
TH1: Nếu Cu(OH)2 chưa bị hòa tan
Cu(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O —> Cu(OH)2 + 2NH4NO3
………………..0,2………………………0,1
—> nNH3 tổng = 0,4 —> V = 0,2 lít
TH2: Nếu Cu(OH)2 đã tan một phần (0,15 – 0,1 = 0,05)
Cu(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O —> Cu(OH)2 + 2NH4NO3
0,15……………0,3
Cu(OH)2 + 4NH3 —> Cu(NH3)4(OH)2
0,05………….0,2
—> nNH3 tổng = 0,7 —> V = 0,35 lít