Hỗn hợp A gồm Fe, M và MO (M là kim loại có hóa trị cao nhất là 2, hydroxit của M không lưỡng tính). Chia 57,6g hỗn hợp A thành 2 phần bằng nhau.
Phần 1: Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp A đốt nóng để khử hoàn toàn oxit thành kim loại thu được hỗn hợp khí B, chất rắn C. Dẫn B qua dung dịch nước vôi trong thu được 6g kết tủa và dung dịch D. Cho NaOH 1M vào dung dịch D để lượng kết tủa lớn nhất thì lượng dung dịch NaOH cần dùng ít nhất là 20ml. Hòa tan chất rắn C trong dung dịch H2SO4 loãng dư còn lại 16g chất rắn không tan.
Phần 2: Hòa tan trong dung dịch HCl. Sau một thời gian thu được dung dịch E, khí G và chất rắn F gồm 2 kim loại. Cho dd E tác dụng với dung dịch KOH dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được 17,1g một kết tủa duy nhất. Hòa tan chất rắn F vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 5,936 lít khí SO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất). Xác định kim loại M?
Câu trả lời tốt nhất
CO2 + Ca(OH)2 —> CaCO3 + H2O
0,06……………………….0,06
2CO2 + Ca(OH)2 —> Ca(HCO3)2
2a………….a……………….a
Ca(HCO3)2 + NaOH —> CaCO3 + NaHCO3 + H2O
a………………….a
—> nNaOH = a = 0,02
—> nCO2 tổng = 2a + 0,06 = 0,1
MO + CO —> M + CO2
0,1………………0,1….0,1
Đặt x, y là số mol Fe và M trong mỗi phần.
—> 56x + My + 0,1(M + 16) = 57,6/2 (1)
Chất rắn không tan là M:
—> My + 0,1M = 16 (2)
(1)(2) —> x = 0,2
Phần 2: Dung dịch E + KOH —> 1 kết tủa duy nhất nên E chỉ chứa 1 muối FeCl2.
Fe + 2HCl —> FeCl2 + H2
MO + 2HCl —> MCl2 + H2O
Fe + MCl2 —> FeCl2 + M
nFeCl2 = nFe(OH)2 = 0,19
—> F gồm Fe dư (x – 0,19 = 0,01) và M (tổng y + 0,1 mol)
F với H2SO4 đặc nóng dư:
nSO2 = 0,01.1,5 + (y + 0,1) = 0,265
—> y = 0,15
(2) —> M = 64: M là Cu
ad ơi, kim loiaj phan ứng với axit trước hay đầy muối tước thứ tự phản ứng ra sao ạ
khúc cuối sao ra nCO2 = 0,01.1,5 + (y + 0,1) = 0,265 được vậy ạ ?