Hỗn hợp E gồm ba chất hữu cơ mạch hở: peptit X (a mol), peptit Y (3a mol) và C3H7NO4. Đun nóng E bằng 500 ml NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi chỉ chứa hơi nước và hỗn hợp rắn T gồm 4 muối. Đốt cháy hoàn toàn T bằng 48,216 lít O2 (vừa đủ), sản phẩm cháy gồm Na2CO3, N2 và 93,51 gam hỗn hợp chứa CO2 và H2O. Biết hai peptit X, Y cùng số nguyên tử cacbon; mỗi peptit chứa không quá 10 gốc α–aminoaxit; khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp chứa X, Y chỉ thu được valin và alanin. Phần trăm về khối lượng của peptit có phân tử khối nhỏ hơn trong E là
A. 20,58%. B. 70,40%. C. 9,02%. D. 22,62%.
Câu trả lời tốt nhất
Do từ X, Y chỉ tạo ra 2 muối nên từ C3H7NO4 cũng tạo 2 muối —> HCOO-NH3-CH2-COOH (x mol)
T gồm HCOONa (x), GlyNa (x), AlaNa (y), ValNa (z)
nNaOH = x + x + y + z = 0,5
nO2 = 0,5x + 2,25x + 3,75y + 6,75z = 2,1525
mCO2 + mH2O = 44(x/2 + 3x/2 + 5y/2 + 9z/2) + 18(x/2 + 2x + 3y + 5z) = 93,51
—> x = 0,03; y = 0,3; z = 0,14
—> y : z = 15 : 7
X + 3Y —> [(Ala)15(Val)7]k + 3H2O
Nếu k ≥ 2 thì số mắt xích ≥ 44 chi cho 4 peptit (X + 3Y) thì ít nhất có 1 peptit trên 10 mắt xích, trái với đề. Vậy k = 1 là nghiệm duy nhất.
X + 3Y —> (Ala)15(Val)7 + 3H2O
0,02…0,06………..0,02
Số C = (15.3 + 7.5)/4 = 20
—> (Ala)5(Val) (0,06) và (Val)4 (0,02)
—> %(Val)4 = 20,58%
Cho em hỏi số mol oxi tính bằng cách nào ạ :(( hay mình viết từng pt hả ad.
Dạ thầy ơi , cho em hỏi chỗ CO2 với H2O có cách nào xử lí cho nhanh không hay là phải viết từng phương trình ra để lấy hệ số ạ , em cảm ơn nhiều ạ