Câu 1. Hỗn hợp E gồm ba chất X, Y và ancol propylic. X, Y là hai amin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, phân tử X, Y đều có hai nhóm NH2 và gốc hiđrocacbon không no, MX < MY. Đốt cháy hết 0,12 mol E cần dùng vừa đủ 0,725 mol O2, thu được H2O, N2 và 0,46 mol CO2. Phần trăm khối lượng của X có trong E là
A. 40,89%. B. 30,90%. C. 31,78%. D. 36,44%.
Câu 2. Cho hỗn hợp E gồm ba chất X, Y và ancol propylic. X, Y là hai amin kế tiếp trong cùng dãy đồng đẳng, phân tử X, Y đều có hai nhóm NH2 và gốc hiđrocacbon không no, MX < MY. Khi đốt cháy hết 0,5 mol E cần vừa đủ 2,755 mol O2, thu được H2O, N2 và 1,77 mol CO2. Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 19,35% B. 52,34%. C. 49,75%. D. 30,90%.
Câu 3. Cho hỗn hợp E gồm ba chất X, Y và ancol propylic. X, Y là hai amin kế tiếp trong cùng dãy đồng đẳng; phân tử X, Y đều có hai nhóm NH2 và gốc hidrocacbon không no; MX < MY. Khi đốt cháy hết 0,1 mol E cần vừa đủ 0,551 mol O2, thu được H2O, N2 và 0,354 mol CO2. Phần trăm khối lượng của Y trong E là
A. 52,34%. B. 30,90%. C. 49,75%. D. 19,35%.
Câu 4. Cho hỗn hợp E gồm ba chất X, Y và ancol propylic. X, Y là hai amin kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng; phân tử X, Y đều có hai nhóm NH2 và gốc hiđrocacbon không no; MX < MY. Khi đốt cháy hết 0,1 mol E cần vừa đủ 0,67 mol O2, thu được H2O, N2 và 0,42 mol CO2. Phần trăm khối lượng của Y trong E là
A. 46,30%. B. 19,35% C. 39,81%. D. 13,89%
Câu trả lời tốt nhất
Câu 1. X, Y là CnH2n+4-2kN2 (a mol), ancol là C3H7OH (b mol)
nE = a + b = 0,12 (1)
nCO2 = na + 3b = 0,46 (2)
nO2 = a(1,5n + 1 – 0,5k) + 4,5b = 0,725
⇔ 1,5(na + 3b) + a(1 – 0,5k) = 0,725
Thế (2) vào —> a(1 – 0,5k) = 0,035
(1) —> a < 0,12 —> k < 1,42
Gốc hiđrocacbon không no nên k = 1 là nghiệm duy nhất.
—> a = 0,07; b = 0,05 và n = 31/7
Các amin kế tiếp nhau nên X là C4H10N2 (0,04) và C5H12N2 (0,03)
—> %C4H10N2 = 36,44%
Câu 2. X, Y là CnH2n+4-2kN2 (a mol), ancol là C3H7OH (b mol)
nE = a + b = 0,5 (1)
nCO2 = na + 3b = 1,77 (2)
nO2 = a(1,5n + 1 – 0,5k) + 4,5b = 2,755
⇔ 1,5(na + 3b) + a(1 – 0,5k) = 2,755
Thế (2) vào —> a(1 – 0,5k) = 0,1
(1) —> a < 0,5 —> k < 1,6
Gốc hiđrocacbon không no nên k = 1 là nghiệm duy nhất.
—> a = 0,2; b = 0,3 và n = 4,35
Các amin kế tiếp nhau nên X là C4H10N2 (0,13) và Y là C5H12N2 (0,07)
—> %C4H10N2 = 30,90%
Câu 3. X, Y là CnH2n+4-2kN2 (a mol), ancol là C3H7OH (b mol)
nE = a + b = 0,1 (1)
nCO2 = na + 3b = 0,354 (2)
nO2 = a(1,5n + 1 – 0,5k) + 4,5b = 0,551
⇔ 1,5(na + 3b) + a(1 – 0,5k) = 0,551
Thế (2) vào —> a(1 – 0,5k) = 0,02
(1) —> a < 0,1 —> k < 1,6
Gốc hiđrocacbon không no nên k = 1 là nghiệm duy nhất.
—> a = 0,04; b = 0,06 và n = 4,35
Các amin kế tiếp nhau nên X là C4H10N2 (0,026) và Y là C5H12N2 (0,014)
—> %C5H12N2 = 19,35%
Câu 4. X, Y là CnH2n+4-2kN2 (a mol), ancol là C3H7OH (b mol)
nE = a + b = 0,1 (1)
nCO2 = na + 3b = 0,42 (2)
nO2 = a(1,5n + 1 – 0,5k) + 4,5b = 0,67
⇔ 1,5(na + 3b) + a(1 – 0,5k) = 0,67
Thế (2) vào —> a(1 – 0,5k) = 0,04
(1) —> a < 0,1 —> k < 1,2
Gốc hiđrocacbon không no nên k = 1 là nghiệm duy nhất.
—> a = 0,08; b = 0,02 và n = 4,5
Các amin kế tiếp nhau nên X là C4H10N2 (0,04) và Y là C5H12N2 (0,04)
—> %C5H12N2 = 46,30%