Hỗn hợp E gồm chất X (CnH2n+4O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) và chất hữu cơ Y (CmH2m+3O2N, là muối của axit cacboxylic đơn chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol E cần vừa đủ 9,984 gam O2 thu được CO2, N2 và 0,48 mol H2O.
Câu 1. Mặt khác cho 0,1 mol E tác dụng hết với dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp hai chất khí đều làm xanh quỳ tím ẩm và m gam hỗn hợp hai muối khan. Giá trị của m là
A. 17,52. B. 14,72. C. 13,32. D. 10,76.
Câu 2. Mặt khác cho 0,1 mol E tác dụng hết với dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng chỉ thu được một chất khí làm xanh quỳ tím ẩm và m gam hỗn hợp hai muối khan. Giá trị của m gần với giá trị nào sau đây nhất?
A. 13,92. B. 16,9. C. 14,2. D. 17,0.
Câu trả lời tốt nhất
Đặt x, y là số mol X, Y
nE = x + y = 0,12
nO2 = x(1,5n – 1) + y(1,5m – 0,25) = 0,312
nH2O = x(n + 2) + y(m + 1,5) = 0,48
—> x = 0,072; y = 0,048; nx + my = 0,264
—> 3n + 2m = 11
Với n ≥ 2, m ≥ 1 —> n = 3, m = 1 là nghiệm duy nhất.
Câu 1:
X là NH4OOC-COONH3-CH3 (0,072)
Y là HCOONH4 (0,048)
—> Muối gồm (COOK)2 (0,072) và HCOOK (0,048)
—> m muối = 15,984
Tỉ lệ: nE = 0,12 —> m muối = 15,984
Vậy nE = 0,1 —> m muối = 13,32 gam
Câu 2:
X là CH2(COONH4)2 (0,072)
Y là HCOONH4 (0,048)
—> Muối gồm CH2(COOK)2 (0,072) và HCOOK (0,048)
—> m muối = 16,992
Tỉ lệ: nE = 0,12 —> m muối = 16,992
Vậy nE = 0,1 —> m muối = 14,16 gam
Thầy ơi cho em hỏi chỗ từ 3pt số mol của E O2 và H2O ấy ạ. Em biến đổi nhưng các ẩn x,y cứ bị vướng n,m ạ. Làm sao để biến đổi ra được x,y mà ko vướng m,n như thầy ạ?