Hỗn hợp E gồm este hai chức X và este ba chức Y; X và Y đều mạch hở; X tạo bởi axit đa chức. Đốt cháy hoàn toàn 0,07 mol E cần vừa đủ 0,85 mol O2 thu được 9,72 gam H2O. Cho 12,416 gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp Z gồm 3 muối cùng số nguyên tử cacbon và hỗn hợp T gồm hai ancol có số nguyên tử C liên tiếp nhau. Cho T tác dụng với Na dư thấy thoát ra 1,5232 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng của ancol có phân tử khối nhỏ hơn trong T có giá trị gần nhất với
A. 3,85. B. 4,6. C. 3,8. D. 2,9.
Câu trả lời tốt nhất
T + Na —> nH2 = 0,068 —> nO(T) = 0,136
—> nO(E) = 0,272
—> mO/mE = 34/97
Trong phản ứng đốt cháy, đặt nCO2 = p
Bảo toàn O —> nO(E) = 2p – 1,16
Bảo toàn khối lượng —> mE = 44p – 17,48
—> mO/mE = 16(2p – 1,16)/(44p – 17,48) = 34/97
—> p = 0,75
nE = nX + nY = 0,07
nO(E) = 4nX + 6nY = 2p – 1,16
—> nX = 0,04 và nY = 0,03
X là CnH2n+2-2kO4 (0,04)
Y là CmH2m+2-2gO6 (0,03)
nCO2 = 0,04n + 0,03m = 0,75 (*)
nH2O = 0,04(n + 1 – k) + 0,03(m + 1 – g) = 0,54
—> nCO2 – nH2O = 0,04(k – 1) + 0,03(g – 1) = 0,21
—> 4k + 3g = 28
Do k ≥ 2 và g ≥ 3 nên k = g = 4 là nghiệm duy nhất
(*) —> 4n + 3m = 75
Từ X chỉ tạo 1 muối nên từ Y phải tạo 2 muối —> Y là este của axit đơn chức và ancol 3 chức. Các muối cùng C nên ít nhất 3C —> m ≥ 12
—> n = 9 và m = 13 là nghiệm duy nhất.
X là CH2(COO-CH2-CH=CH2)2 (0,04)
Y là (CH2=CH-COO)(C2H5COO)2C4H7 (0,03)
Ancol gồm CH2=CH-CH2OH (0,08) và C4H7(OH)3 (0,03)
mE = 44p – 17,48 = 15,52 và mC3H5OH = 4,64
Tỉ lệ:
Từ 15,52 gam E tạo ra 4,64 gam C3H5OH
—> Từ 12,416 gam E tạo ra mC3H5OH = 12,416.4,64/15,52 = 3,712 gam
Tại sao dòng thứ 2 (số mol O trong E là 0.272) mình không lấy được kết quả đó cho dòng 5 (bảo toàn O) để tính CO2 luôn mà phải dùng tỉ lệ ạ?
tại sao lại không có trường hợp Y là este được tạo bởi 1 axit đơn chức 1 axit 2 chức (khác axit của X) với 1 ancol của X và 1 ancol 2 chức vậy ạ?? mong ad giải đáp