Hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ X và Y có phân tử khối hơn kém nhau 18 đvC và MX < MY < 200. Đốt cháy hoàn toàn 49,14 gam hỗn hợp E chỉ thu được 36,288 lít khí CO2 (ở đktc) và 16,74 gam H2O. Mặt khác 49,14 gam E phản ứng vừa đủ với 810 ml dung dịch NaOH 1M thu được glixerol và 54,54 gam hỗn hợp hai muối cacboxylat có số mol bằng nhau. Khối lượng Hidro trong Y là
A. 2,16 gam. B. 0,8 gam. C. 0,27 gam. D. 0,96 gam.
Câu trả lời tốt nhất
nCO2 = 1,62; nH2O = 0,93 —> nO(E) = 1,74
E chứa chức axit COOH (a mol), chức este COO (b mol) và chức ancol OH (c mol)
nO(E) = 2a + 2b + c = 1,74 (1)
nNaOH = a + b = 0,81 (2)
E + NaOH —> C3H5(OH)3 (b + c)/3 mol và H2O (a mol)
Bảo toàn khối lượng:
49,14 + 0,81.40 = 54,54 + 92(b + c)/3 + 18a (3)
(1)(2)(3) —> a = 0,12; b = 0,69; c = 0,12
nE = nC3H5(OH)3 = 0,27
Số chức este trung bình = b/0,27 = 2,5556
X và Y hơn kém nhau 18 đv.C nên phân tử hơn kém nhau 1 chức este.
E gồm:
X là A(COO)2(BCOO)C3H5
Y là (HOOC-A-COO)(BCOO)C3H5-OH
nY = c = 0,12 —> nX = 0,15
Muối gồm A(COONa)2 (0,27) và BCOONa (0,27)
m muối = 0,27(A + 134) + 0,27(B + 67) = 54,54
—> A + B = 1
—> A = 0 và B = 1 là nghiệm duy nhất.
Y có 8H —> mH(Y) = 0,12.8.1 = 0,96
Anh ơi, nếu e làm là:
X: a mol, Y: b mol có
6a + 7b = 1,74
3a + 3b = 0,81 ra a =0,15, b = 0,12
sau đó gọi số C trong A là n, trong B là m có:
0,15(n + m + 6) + 0,12(n + m + 6) = 1,62
thì ra cặp nghiệm n = m = 0. Em ko biết đang nhầm ở đâu ạ?