Hỗn hợp A gồm hai ankin hơn kém nhau một nhóm metylen trong phân tử. Cho 6,6 g hỗn hợp A hấp thụ vào lượng dư dung dịch AgNO3/ NH3, thu được 38,7 gam chất rắn không tan, có màu vàng nhạt. Không còn hiđrocacbon bay ra sau phản ứng
a) Tìm công thức phân tử 2 ankin
b) Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A. Nếu đun nóng hỗn hợp A trong bình kín với xúc tác thích hợp thu được hai hiđrocacbon tương ứng có cấu tạo cân xứng. Xác định hai hiđrocacbon này.
Câu trả lời tốt nhất
Nếu ankin không có C2H2:
—> nAnkin = (38,7 – 6,6)/(108 – 1) = 0,3
—> M ankin = 22: Vô lý
Vậy ankin gồm C2H2 (a) và C3H4 (b)
—> 26a + 40b = 6,6
Kết tủa gồm C2Ag2 (a) và C3H3Ag (b)
m↓ = 240a + 147b = 38,7
—> a = b = 0,1
—> %mC2H2 = 39,39% và %mC3H4 = 60,61%
Từ A tạo 2 hiđrocacbon cân xứng:
3C2H2 —> C6H6 (Benzen)
3C3H4 —> C6H3(CH3)3 (1,3,5-trimetyl benzen)
a)TH1: Hổn hợp A gồm C2H2(a mol) và C3H4(b mol)
–> 26a+40b=mhh=6,6(1)
–>pư tráng bạc tạo C2Ag2:a mol và C3H3Ag:b mol
–> 240a+147b=38,7(2)
Từ 1 và 2=>a=0,1; b=0,1 mol
Từ đó => % m C2H2=39,39%; % m C3H4=60,61%
TH2: Hổn hợp gồm 2 HC khác C2H2
Gọi CT chung là CnH2n-2
CnH2n-2–> CnH2n-3Ag
6,6……………38,7(g)
14n-2…………14n+105
Tỉ lệ phương trình–>n=1,714(vô lí)–loại
b) Hai hidrocacbon đó là benzen C6H6, và 1,3,5 trimetyl benzen. Chắc mình nghỉ là pư trùng hợp