Hỗn hợp X gồm Cu, CuO, Fe, FexOy. Hòa tan hết m gam X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch Y (chứa 3 chất tan) và 0,08 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Cho Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 100,89 gam chất rắn. Mặt khác, hoà tan hoàn toàn m gam X trong dung dịch chứa 0,744 mol HCl, thu được 0,06 mol H2 và 200 gam dung dịch T. Cho toàn bộ T tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được 0,031 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của HNO3) và 107,088 gam kết tủa. Nồng độ phần trăm CuCl2 trong T
Α. 17,23%. Β. 12,42% C. 5,94% D. 9.43%
Câu trả lời tốt nhất
nHCl dư trong T = 4nNO = 0,124
Bảo toàn H: nHCl = 2nH2 + 2nH2O + nHCl dư
—> nO = nH2O = 0,25
nAgCl = nHCl ban đầu = 0,744 —> nAg = 0,003
Bảo toàn electron —> nFe2+ = 3nNO + nAg = 0,096
T chứa Cu2+ (x), Fe3+ (y), Fe2+ (0,096), H+ (0,124) và Cl- (0,744)
Bảo toàn điện tích: 2x + 3y + 0,096.2 + 0,124 = 0,744 (1)
nFe > nH2 = 0,06
—> Nếu H2SO4 còn dư thì nSO2 > 1,5nFe > 0,09: Vô lý
Vậy H2SO4 hết —> Z chứa Cu2+, Fe2+, Fe3+ và SO42-.
nH2SO4 phản ứng = 2nSO2 + nO = 0,41
Bảo toàn S —> nBaSO4 = 0,41 – 0,08 = 0,33
m rắn = 80x + 160(y + 0,096)/2 + 0,33.233 = 100,89 (2)
(1)(2) —> x = 0,184; y = 0,02
—> C%CuCl2 = 0,184.135/200 = 12,42%
nếu em dùng phương trình m rắn = 80x + 160y/2 + 0,33.233 = 100,89 với một phương trình bảo toàn e cho X là 2.nCu+3,nFe =2nO+2nSO2 thì đáp án lại ra khác vì sao ạ