Câu 1. Hỗn hợp X gồm metyl fomat, đimetyl oxalat, glixeryl triaxetat và phenyl axetat. Thủy phân hoàn toàn 47,3 gam X trong dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam hỗn hợp muối và 15,6 gam hỗn hợp Y gồm các ancol. Cho Y tác dụng với Na dư, thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 47,3 gam X bằng oxi, thu được 92,4 gam CO2 và 26,1 gam H2O. Giá trị của m là
A. 54,3. B. 57,9. C. 58,2. D. 52,5.
Câu 2. Hỗn hợp X gồm etyl axetat, đimetyl oxalat, glixeryl triaxetat và phenyl fomat. Thủy phân hoàn toàn 47,3 gam X trong NaOH dư, đun nóng, thu được 57,9 gam hỗn hợp muối và 15,6 gam hỗn hợp Y gồm các ancol. Cho 15,6 gam Y tác dụng với Na (dư) thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 47,3 gam X bằng oxi thu được 92,4 gam CO2 và a mol H2O. Giá trị của a là:
A. 1,50. B. 1,45. C. 1,40. D. 1,60.
Câu trả lời tốt nhất
Câu 1.
nH2 = 0,25 —> nOH(Y) = 0,5 —> nCOO-Ancol = 0,5
Bảo toàn khối lượng cho phản ứng cháy —> nO2 = 2,225
Bảo toàn O —> nO(X) = 1,2 —> nCOO = 0,6
nCOO-Phenol = 0,6 – nCOO-Ancol = 0,1
nNaOH = nCOO-Ancol + 2nCOO-Phenol = 0,7
nH2O = nCOO-Phenol = 0,1
Bảo toàn khối lượng —> m muối = 57,9
Câu 2.
nH2 = 0,25 —> nOH(Y) = 0,5 —> nCOO-Ancol = 0,5
Đặt nCOO-Phenol = x —> nH2O = x và nNaOH = 2x + 0,5
Bảo toàn khối lượng:
47,3 + 40(2x + 0,5) = 57,9 + 15,6 + 18x
—> x = 0,1
—> nO(X) = 2(x + 0,5) = 1,2
—> nH(X) = (mX – mC – mO)/1 = 2,9
—> nH2O = 1,45
thế chỗ nước sau khi tác dụng với các chất khác đi đầu rồi?
Câu này không ổn lắm.
Giải bằng kiểu bảo toàn thì có kết quả.
Nếu giải theo kiểu đặt số mol 4 chất trong hh X là ẩn thì số dữ kiện nhiều hơn số ẩn.
thầy ơi sao từ tổng số mol oxi lại bằng 2 lần số mol x vậy ạ. Em chx hiểu ạ