Câu 1. Hỗn hợp X gồm metyl fomat, đimetyl oxalat, glixeryl triaxetat và phenyl axetat. Thủy phân hoàn toàn 47,3 gam X trong dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam hỗn hợp muối và 15,6 gam hỗn hợp Y gồm các ancol. Cho Y tác dụng với Na dư, thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 47,3 gam X bằng oxi, thu được 92,4 gam CO2 và 26,1 gam H2O. Giá trị của m là
A. 54,3. B. 57,9. C. 58,2. D. 52,5.
Câu 2. Hỗn hợp X gồm etyl axetat, đimetyl oxalat, glixeryl triaxetat và phenyl fomat. Thủy phân hoàn toàn 47,3 gam X trong NaOH dư, đun nóng, thu được 57,9 gam hỗn hợp muối và 15,6 gam hỗn hợp Y gồm các ancol. Cho 15,6 gam Y tác dụng với Na (dư) thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 47,3 gam X bằng oxi thu được 92,4 gam CO2 và a mol H2O. Giá trị của a là:
A. 1,50. B. 1,45. C. 1,40. D. 1,60.
Câu trả lời tốt nhất
Câu 1.
nH2 = 0,25 —> nOH(Y) = 0,5 —> nCOO-Ancol = 0,5
Bảo toàn khối lượng cho phản ứng cháy —> nO2 = 2,225
Bảo toàn O —> nO(X) = 1,2 —> nCOO = 0,6
nCOO-Phenol = 0,6 – nCOO-Ancol = 0,1
nNaOH = nCOO-Ancol + 2nCOO-Phenol = 0,7
nH2O = nCOO-Phenol = 0,1
Bảo toàn khối lượng —> m muối = 57,9
Câu 2.
nH2 = 0,25 —> nOH(Y) = 0,5 —> nCOO-Ancol = 0,5
Đặt nCOO-Phenol = x —> nH2O = x và nNaOH = 2x + 0,5
Bảo toàn khối lượng:
47,3 + 40(2x + 0,5) = 57,9 + 15,6 + 18x
—> x = 0,1
—> nO(X) = 2(x + 0,5) = 1,2
—> nH(X) = (mX – mC – mO)/1 = 2,9
—> nH2O = 1,45
thầy ơi sao từ tổng số mol oxi lại bằng 2 lần số mol x vậy ạ. Em chx hiểu ạ
Câu này không ổn lắm.
Giải bằng kiểu bảo toàn thì có kết quả.
Nếu giải theo kiểu đặt số mol 4 chất trong hh X là ẩn thì số dữ kiện nhiều hơn số ẩn.
thế chỗ nước sau khi tác dụng với các chất khác đi đầu rồi?