Một dung dịch A chứa HNO3 và HCl theo tỉ lệ 2 : 1 (mol).
a/ Biết rằng khi cho 200ml dung dịch A tác dụng với 100ml dung dịch NaOH 1M, thì lượng axit dư trong A tác dụng vừa đủ với 50ml đ Ba(OH)2 0,2M. Tính nồng độ mol/lit của mỗi axit trong dung dịch A.
b/ Nếu trộn 500ml dung dịch A với 100ml dung dịch B chứa NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M. Hỏi dung dịch thu được có tính axit hay bazơ ?
c/ Phải thêm vào dung dịch C bao nhiêu lít dung dịch A hoặc B để có được dung dịch D trung hoà.
Câu trả lời tốt nhất
a. 200ml dung dịch A chứa HNO3 (2a) và HCl (a)
nNaOH = 0,1; nBa(OH)2 = 0,01
nH+ = nOH- ⇔ 2a + a = 0,1 + 0,01.2 —> a = 0,04
CM HNO3 = 2a/0,2 = 0,4M
CM HCl = a/0,2 = 0,2M
b. nHNO3 = 0,2; nHCl = 0,1 —> nH+ = 0,3
nNaOH = 0,1; nBa(OH)2 = 0,05 —> nOH- = 0,2
nH+ > nOH- nên H+ còn dư —> Dung dịch thu được có tính axit.
c. Không rõ dung dịch C là dung dịch nào.