Một mẫu Fe lẫn oxit sắt cân nặng 39,52 gam khi tác dụng với 4 lít dd HCl 0,495M (axit dư) tạo ra khí A và dd B. Đốt cháy hoàn toàn khí A cho sản phẩm cháy qua bình đựng H2SO4 đặc thì thấy bình này tăng 9 gam.
a, Tính % Fe nguyên chất có trong mẫu trên
b, Chia B ra làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dd KMnO4 0,5M trong H2SO4 đun nóng (lấy dư), có khí C bay ra và thu được dung dịch E. Khí này được dẫn vào phần dd B còn lại thu được muối D (pứ vừa đủ). Tính khối lượng muối sắt trong dd B và dd E.
nFe = nH2 = nH2O = 0,5
—> %Fe = 0,5.56/39,52 = 70,85%
B chứa FeCl2 (2a), FeCl3 (2b) và HCl dư (2c)
nHCl = 4a + 6b + 2c = 1,98 (1)
nHCl phản ứng = 4a + 6b
Bảo toàn H —> nH2O = 2a + 3b – 0,5
—> 56(2a + 2b) + 16(2a + 3b – 0,5) = 39,52 (2)
C là khí Cl2. Khí này phải dư rất nhiều khi phản ứng với phần còn lại của D chứ không thể vừa đủ được.