Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng thanh nhôm nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
(b) Để miếng tôn (sắt tráng kẽm) trong không khí ẩm.
(c) Cho một đoạn thép (hợp kim sắt và cacbon) ra ngoài không khí ẩm.
(d) Đốt sợi dây sắt trong bình đựng khí Clo.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hoá là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu trả lời tốt nhất
Các thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa khi xuất hiện các cặp điện cực tiếp xúc trực tiếp với nhau và cùng tiếp xúc với dung dịch điện li:
(a) Al-Fe
(b) Zn tráng bên ngoài Fe nên chỉ có Zn tiếp xúc với dung dịch điện ly.
(c) Fe-C
(d) Không có cặp điện cực.
Ở thí nghiệm (b), phần dẫn chưa chính xác vì miếng tôn (sắt tráng kẽm) liệu có chắc chắn là kẽm phủ kín toàn bộ bề mặt của lá sắt.
Ở thí nghiệm (a) cho rằng có sự ăn mòn điện hóa thì cũng chưa hẳn. Lí do: Al khử ion Fe3+ thành Fe2+, lúc này thì không có cặp điện cực, chưa có ăn mòn điện hóa. Khi hết Fe3+ thì Al sẽ khử Fe2+ thành Fe, lúc đó mới có ăn mòn điện hóa. Vậy khi hết Fe3+ thì đâu có còn giả thiết ban đầu là nhúng lá nhôm vào dd muối Fe3+.