“Núi lửa Ijen (Kawah Ijen) cao 2.799 m so với mặt nước biển, thuộc quần thể núi lửa nằm gần thị trấn ven biển Banyuwangi, phía Đông đảo Java, là một trong số 76 ngọn núi lửa vẫn đang hoạt động ở Indonesia. Điểm độc đáo của núi lửa Ijen là vào khoảng 2 giờ đến 4 giờ (giờ sáng) mỗi ngày, ở xung quanh miệng núi lửa bạn có thể nhìn thấy hiện tượng ngọn lửa màu xanh được ví von như những đốm lửa “ma trơi”, ngọn lửa xanh nổi tiếng thường chỉ xuất hiện vào sáng sớm, có thể cao đến 5,0 m và tắt rất nhanh trước bình minh.
Tại miệng núi lửa này, hằng ngày có hàng trăm người công nhân thợ mỏ mạo hiểm cả tính mạng của mình để lấy những “khối vàng” chảy ra từ miệng núi lửa đang hoạt động với điều kiện làm việc vô cùng khắc nghiệt nhưng chỉ được trang bị những dụng cụ lao động vô cùng thô sơ. Thứ giúp bảo vệ họ trước những làn khói độc hại phun ra từ núi lửa chính là chiếc khẩu trang phòng độc, trong khi đó, trang phục của họ không có gì đặc biệt.”
Nội dung nằm trong ngoặc kép được trích ra từ một số bài báo và tài liệu khoa học. Thí sinh đọc nội dung trên và trả lời các câu hỏi sau:
a) “Khối vàng” được khai thác từ miệng núi lửa này có thành phần hóa học chính là chất gì? Ngọn lửa màu xanh ấy được phát ra từ phản ứng của những chất nào?
b) Công nhân làm việc ở khu vực này, có nguy cơ nhiễm độc bởi những hóa chất nào (liệt kê 4 chất có thể gây độc cho công nhân) và cho biết nguyên nhân vì sao tại khu vực miệng núi lửa đang hoạt động, thường tồn tại những hồ nước có tính axit rất cao?
Câu trả lời tốt nhất
“Khối vàng” được khai thác từ miệng núi lửa là S, ngọn lửa màu xanh do S cháy trong không khí.
Các chất độc hại ở khu vực chứa nhiều S như SO2, SO3, H2S, H2SO4.
Các hồ nước có tính axit rất cao do có chứa H2SO4.