Nung nóng một lượng butan trong bình kín (với xúc tác thích hợp), thu được 0,47 mol hỗn hợp X gồm H2 và các hidrocacbon mạch hở (CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8, C4H10). Cho toàn bộ X vào bình chứa dung dịch Br2 dư thì có tối đa a mol Br2 phản ứng, khối lượng bình tăng 9,52 gam và thoát ra hỗn hợp khí Y. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng vừa đủ 0,28 mol O2, thu được CO2 vầ H2O. Giá trị của a là
A. 0,24. B. 0,27. C. 0,21. D. 0,20.
Câu trả lời tốt nhất
Bình Br2 dư hấp thụ các anken. Quy đổi các anken thành CH2.
—> nCH2 = 9,52/14 = 0,68
nO2 đốt C4H10 ban đầu = nO2 đốt anken + nO2 đốt Y = 0,68.1,5 + 0,28 = 1,3
—> nY = nC4H10 ban đầu = 1,3/6,5 = 0,2
—> nBr2 = nAnken = nX – nY = 0,27
Câu này có nhần ko bạn,
nAnken=0,27
2nAnken + nAnkan dư= 0,47
Nên nAnkan dư<0
?
Trả lời cho thắc mắc của mấy bạn tại sao nY = nC4H10 ban đầu, chúng ta xem lại phương trình phản ứng cracking:
Ví dụ
C4H10 -> CnH2n+2(A) + CmH2m(B) (n+m = 4)
nA sinh ra bằng với nC4H10 (tính cả trường hợp H2 là n = 0).
Trường hợp n>2 và A tiếp tục bị crack thì phương trình cũng tương tự và số mol khí no sinh ra cũng bằng số mol A.
CnH2n+2 -> CmH2m+2 + C(n-m)H(2(n-m))
Vì vậy trong hỗn hợp, tổng số mol khí no (trong bài là Y) luôn bằng với số mol C4H10 ban đầu.