Tiến hành các thí nghiệm sau:
– Thí nghiệm 1: Cho vào ống nghiệm (1) khoảng 1 mL dung dịch ethylamine đặc. Lấy đũa thuỷ tinh nhúng vào dung dịch rồi chấm vào giấy quỳ tím. Nhúng đũa thuỷ tỉnh sạch vào dung dịch HCl đặc rồi đưa đầu đũa thuỷ tỉnh vào miệng ống nghiệm (1).
– Thí nghiệm 2: Cho vào ống nghiệm (2) 5 giọt dung dịch FeCl3 3%. Thêm từ từ đến hết 2 mL dung dịch ethylamine đặc. Vừa thêm vừa lắc ống nghiệm.
– Thí nghiệm 3: Cho vào ống nghiệm (3) 5 giọt dung dịch CuSO4 5%. Thêm từ từ đến hết 4 mL dung dịch ethylamine đặc. Vừa thêm vừa lắc ống nghiệm.
(a) Ở thí nghiệm 1, quỳ tím hoá xanh và khi nhúng đũa thuỷ tinh sạch vào dung dịch HCl đặc rồi đưa đầu đũa thuỷ tỉnh vào miệng ống nghiệm (1) thấy xuất hiện khói trắng.
(b) Ở thí nghiệm 2, xuất hiện kết tủa màu trắng hơi xanh.
(c) Ở thí nghiệm 3, ban đầu xuất hiện kết tủa màu xanh lam, sau đó kết tủa bị hòa tan thành dung dịch không màu do ethylamine có khả năng tạo phức chất.
(d) Cả ba thí nghiệm trên đều chứng tỏ ethylamine có tính base và cần tiến hành ở nơi thoáng khí hoặc trong tủ hốt (tủ hút).
Câu trả lời tốt nhất
(a) Đúng, C2H5NH2 có tính base và làm xanh quỳ tím.
Khói trắng là các hạt nhỏ C2H5NH3Cl
(b) Sai, kết tủa nâu đỏ:
C2H5NH2 + H2O + FeCl3 —> Fe(OH)3 + C2H5NH3Cl
(c) Sai, kết tủa bị hòa tan tạo dung dịch màu xanh thẫm:
C2H5NH2 + H2O + CuSO4 —> Cu(OH)2 + (C2H5NH3)2SO4
Cu(OH)2 + C2H5NH2 —> [Cu(C2H5NH2)4](OH)2
(d) Đúng, các phản ứng với quỳ tím, acid, muối chứng tỏ C2H5NH2 có tính base. C2H5NH2 độc và dễ bay hơi nên cần tiến hành ở nơi thoáng khí hoặc trong tủ hốt.