Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí). thu được 36,15 gam hỗn hợp X. Nghiền nhỏ, trộn đều và chia X thành hai phần. Cho phần 1 tác dụng với NaOH dư, thu được 1,68 lít khí H2 (đktc) và 5,6 gam chất rắn không tan. Hòa tan hết phần 2 trong 850 ml dung dịch HNO3 2M, thu được 3,36 lít khí NO (đktc) và dung dịch chỉ chứa m gam hỗn hợp muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị gần nhất của m là
A. 110 B. 95 C. 113 D. 103
Câu trả lời tốt nhất
Phần 1:
nH2 = 0,075 —> nAl dư = 0,05
nFe = 0,1 —> nAl2O3 = 0,05
—> mPhần 1 = 12,05
Phần 2: nAl dư = nAl2O3 = x; nFe = 2x
Đặt nNH4NO3 = y
—> nHNO3 = 1,7 = 2.3x + 10y + 4.0,15
mX = 27x + 102x + 56.2x + 12,05 = 36,15
—> x = 0,1 và y = 0,05
Bảo toàn N —> nNO3- trong muối kim loại = 1,7 – 2y – 0,15 = 1,45
—> m muối = 27.3x + 56.2x + 1,45.62 + 80y = 113,2
Admin ơi, câu này không có chữ “phản ứng xảy ra hoàn toàn” thì sao biết được 5.6 gam cr ko tan là Fe được ạ.
Thầy ơi bài này do 2 phần ko = nhau nên e đặt k là số lần phần 1 gấp lần được ko ạ? Nếu được sao em giải nó lẻ vậy ạ!
cho em hỏi là tại sao khi em bảo toàn khối lượng
(Vì em nghĩ số mol H20 bằng số mol O trong X )
:24,01+1,7.63=m muôí +0,15.30+18.0,3 thì lại ko ra kq ạ
nếu đề cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì có nghĩa là nếu hai chất có phản ứng thì sẽ phản ứng đến khi một trong hai chất hết hoặc cả hai chất hết đúng ko a?
Cho em hỏi, phần 2 đề không cho tác dụng vừa đủ, vậy hno3 có thể dư.
Như vậy áp dụng biểu thức
1,7= 4.0,15 + 2.3x + 10y có chặt chẽ không? Cám ơn ạ!
anh ơi cho em hỏi, nếu tính m muối = mAl(NO3)3 (do Al tạo ra) + mAl(NO3)3 (do Al2O3 tạo ra) + mFe(NO3)3 + mNH4NO3 = 0,1.213 +0,1.2.213+0,2.242+0,05.80 thì nó lại bằng 116,3 chứ ko phải 113,2. Vậy tính như em là sai ở đâu ạ?