Neo Pentan

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
+ Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 – 2 giọt dung dịch CuSO4 5%, thêm 2 ml dung dịch NaOH 30%.
+ Bước 2: Lắc nhẹ, gạn bỏ bớt một phần dung dịch để giữ kết tủa.
+ Bước 3: Thêm khoảng 4 ml lòng trắng trứng vào ống nghiệm, dùng đũa thủy tinh khuấy đều. Học sinh (X) đưa ra các ý kiến về thí nghiệm trên như sau :
(1) Sau bước 3 thấy kết tủa tan dần, thu được dung dịch màu tím.
(2) Ở bước 3, nếu đun nóng thì kết tủa sẽ tan nhanh hơn.
(3) Phản ứng ở bước 3 cần thực hiện trong môi trường kiềm.
(4) Nhỏ trực tiếp dung dịch CuSO4 vào lòng trắng trứng ta vẫn thu được hiện tượng như ở bước 3.
Số ý kiến đúng là

A. 1.       B. 3.       C. 2.       D. 4.

Câu 2. Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3 thấy kết tủa tan dần, thu được dung dịch màu tím.
(b) Ở bước 3, khi thay lòng trắng trứng bằng Ala-Gly vẫn thu được hiện tượng tương tự.
(c) Phản ứng ở bước 3 cần thực hiện trong môi trường kiềm.
(d) Nhỏ trực tiếp dung dịch CuSO4 vào lòng trắng trứng ta vẫn thu được hiện tượng như ở bước 3.
(e) Ở bước 3, xảy ra phản ứng màu biure, được dùng để nhận biết protein.
Số phát biểu đúng là

A. 3.       B. 1.       C. 2.       D. 4.

Câu 3. Cho các phát biểu sau:
(a) Ở bước 1, xảy ra phản ứng oxi hóa khử, tạo thành kết tủa màu xanh.
(b) Ở bước 3, xảy ra phản ứng tạo phức, kết tủa bị hòa tan, dung dịch thu được có màu xanh dương.
(c) Ở thí nghiệm trên, nếu thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch FeSO4 thì thu được kết quả tương tự.
(d) Phản ứng xảy ra ở bước 3 gọi là phản ứng màu biure.
(e) Có thể dùng phản ứng màu biure để phân biệt đipeptit và tripeptit.
Số phát biểu đúng là

A. 5.       B. 3.       C. 4.       D. 2.

Neo Pentan sửa câu hỏi