Tôm thẻ chân trắng là loài thủy sản mang lại thu nhập cao cho người nuôi tôm. Tuy nhiên hiện nay với việc mật độ nuôi ngày càng tăng, chất lượng nước ngày càng bị suy giảm, các thông số môi trường đã trở nên cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe tôm. Một trong những chỉ tiêu mà bà con rất ít quan tâm đến nhưng lại có sự ảnh hưởng xuyên suốt từ đầu vụ đến cuối vụ nuôi là pH, pH là chỉ tiêu đo độ hoạt động của ion hydrogen trong nước (H+) hay thể hiện tính acid hay base của nước. Khi pH vượt ngưỡng có ảnh hưởng bất lợi trên tôm như làm tôm chậm lột, suy giảm miễn dịch, stress. Mất cân bằng áp suất thẩm thấu, … Nồng độ pH phù hợp với độ pH máu của tôm, cá để chúng sinh sống và phát triển tốt nhất khi giá trị pH của nước dao động từ 7,5 – 8,5.
Do sụp tảo, mưa nhiều, rửa trôi phèn vào ao nuôi cũng làm giảm pH xuống 4. Lượng vôi sống cần thiết để điều chỉnh pH của nước về 8 khi xử lí 100 m³ nước là m gam. Tính giá trị của m.
Câu trả lời tốt nhất
100 m³ nước ở pH = 4 chứa nH+ = 100000.10^-4 = 10 mol —> Cần 10 mol OH- để trung hòa lượng H+ này.
100 m³ nước ở pH = 8 chứa nOH- = 100000.10^(8-14) = 0,1 mol
—> nOH- tổng = 10 + 0,1 = 10,1 mol
—> nCaO = nCa(OH)2 = 10,1/2 = 5,05
—> mCaO = 282,8 gam