Trong phòng thí nghiệm có ba gói bột màu trắng chứa một trong các chất sau: Ba(HCO3)2, Ba(OH)2, NaOH, NaHCO3, Na2CO3 được đánh thứ tự ngẫu nhiên là X, Y, Z. Thực hiện một số thí nghiệm sau với ba gói bột đó:
– Thí nghiệm 1: Hòa tan hoàn toàn ba gói bột này vào nước, thu được ba cốc đựng dung dịch tương ứng được đánh kí tự là X, Y và Z. Trích các dung dịch thu được thành 3 mẫu được đánh kí hiệu là X1, X2, X3, X4, Y1, Y2, Y3, Y4, Z1, Z2 và Z3, Z4 Trong đó X1, X2, X3, X4 được trích từ dung dịch X và tương tự cho dung dịch Y và dung dịch Z.
– Thí nghiệm 2: Thêm dung dịch HCl dư vào dung dịch X1, Y1 và Z1 thì thấy có sủi bọt khí tại dung dịch X1 và Z1.
– Thí nghiệm 3: Thêm dung dịch Y2 vào dung dịch X2 và Z2 đều xuất hiện kết tủa trắng.
– Thí nghiệm 4: Thêm dung dịch BaCl2 vào X3 thấy xuất hiện kết tủa trắng còn thêm dung dịch BaCl2 vào Z3 thì không hiện tượng.
– Thí nghiệm 5: Trộn dung dịch X4 với dung dịch Z4 không có hiện tượng xuất hiện.
Xác định các dung dịch X, Y, Z và viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
Câu trả lời tốt nhất
Thí nghiệm 2: Thêm dung dịch HCl dư vào dung dịch X1, Y1 và Z1 thì thấy có sủi bọt khí tại dung dịch X1 và Z1 nên:
+ X1, Z1 chứa 2 trong số Ba(HCO3)2, NaHCO3, Na2CO3
+ Y1 chứa 1 trong 2 chất Ba(OH)2, NaOH
Thí nghiệm 4: Thêm dung dịch BaCl2 vào X3 thấy xuất hiện kết tủa trắng còn thêm dung dịch BaCl2 vào Z3 thì không hiện tượng —> X3 là Na2CO3; Z3 là 1 trong 2 chất Ba(HCO3)2, NaHCO3
Thí nghiệm 5: Trộn dung dịch X4 với dung dịch Z4 không có hiện tượng xuất hiện —> Z4 là NaHCO3.
Thí nghiệm 3: Thêm dung dịch Y2 vào dung dịch X2 và Z2 đều xuất hiện kết tủa trắng —> Y2 là Ba(OH)2
Vậy:
X chứa Na2CO3; Y chứa Ba(OH)2; Z chứa NaHCO3