X là axit cacboxylic đơn chức; Y và Z là 2 ancol thuộc dãy đồng đẳng của ancol alylic (số C đều không quá 8; MY < MZ); E và F lần lượt là các este tạo bởi X với Y và X với Z (tổng số nguyên tử cacbon trong phân tử F lớn gấp 4 lần số nguyên tử cacbon trong phân tử X). Đốt cháy hoàn toàn 14,08 gam hỗn hợp T gồm X, Y, Z, E, F trong oxi dư thu được 0,6 mol CO2 và 10,08 gam H2O. Nếu cho 14,08 gam T tác dụng với Na dư thì thu được tối đa 1,792 lít khí H2. Khối lượng muối thu được khi cho 14,08 gam hỗn hợp T tác dụng với dung dịch NaOH dư là
A. 16,76 gam B. 18,54 gam C. 12,88 gam D. 13,12 gam
Câu trả lời tốt nhất
Quy đổi T thành T’ chứa HCOOH (a), C3H5OH (b), CH2 (c) và H2O (d)
mT = 46a + 58b + 14c + 18d = 14,08 (1)
nCO2 = a + 3b + c = 0,6 (2)
nH2O = a + 3b + c + d = 0,56 (3)
(2)(3) —> d = -0,04 —> nEste = 0,04
—> nAxit + nAncol = a + b + d – 0,04 = 0,08.2 (4)
(1)(2)(4) —> a = 0,16; b = 0,08; c = 0,2
MY < MZ nên Z ít nhất 4C
F tạo bởi X và Z nên F ít nhất 5C
—> Số C của X ≥ 5/4 = 1,25
Mặt khác, 2a > c —> X là CH3COOH
Muối là CH3COONa (0,16) —> m muối = 13,12 gam
Ad ơi tại sao chưa biết là axit no mà mình quy về HCOOH thế ạ.
Thầy ơi , cho em hỏi là tại sao ở chỗ mol axit với ancol lại phải cộng thêm d vaod vậy thầy , thầy giúp em với ạ
Bài này ngoài dùng quí đổi ra có cách nào khác nữa không ạ thầy