X là tripeptit, Y là tetrapeptit, Z là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C4H12N2O4 (đều mạch hở). Cho 0,14 mol hỗn hợp E gồm X, Y, Z tác dụng với dung dịch chứa 0,46 mol NaOH. Sau phản ứng hoàn toàn thu được 0,03 mol một amin đơn chức, dung dịch T chứa 3 muối (trong đó có muối của Ala và muối của một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở) có tổng khối lượng 45,85 gam. Khối lượng của X trong E gần nhất với
A. 8,7 gam. B. 8,5 gam. C. 8,2 gam. D. 9,0 gam.
Câu trả lời tốt nhất
E + NaOH —> Sản phẩm có chứa 1 amin + 1 muối của axit cacboxylic no nên Z là
HCOONH3-CH2-COONH3-CH3 (0,03)
Muối gồm có GlyNa (u), AlaNa (v) và HCOONa (0,03)
nNaOH = u + v + 0,03 = 0,46
m muối = 97u + 111v + 68.0,03 = 45,85
—> u = 0,28 và v = 0,15
—> Muối từ X, Y gồm GlyNa (u – 0,03 = 0,25) và AlaNa (0,15)
—> nN = 3nX + 4nY = 0,25 + 0,15
nX + nY = 0,14 – 0,03
—> nX = 0,04 và nY = 0,07
X là (Ala)x(Gly)3-x
Y là (Ala)y(Gly)4-y
—> nAla = 0,04x + 0,07y = 0,15
—> x = 2 và y = 1 là nghiệm duy nhất.
X là (Ala)2(Gly) (0,04) và Y là (Ala)(Gly)3 (0,07)
—> mX = 8,68 gam
cho e hỏi làm sao biết được muối còn lại là muối của gly ạ
ad e hỏi khi nào mà sinh ra h2 nhưng trong hh vẫn còn fe3+