X, Y là hai axit cacboxylic đều hai chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp; Z và T là hai este hơn kém nhau 14 đvC, đồng thời Y và Z là đồng phân của nhau (MX < MY < MT). Đốt cháy 34,56 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 21,504 lít O2 (đktc). Mặt khác, đun nóng 34,56 gam E cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 4,04 gam hỗn hợp gồm 3 ancol có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2 : 1. Thành phần phần trăm về số mol của X trong E có giá trị gần nhất với
A. 54,63. B. 26,67. C. 24,07. D. 13,19.
Câu trả lời tốt nhất
Dễ thấy X, Y, Z, T đều là các chất dạng CnH2n+2-2kO4.
Quy đổi E thành CO2 (0,6 mol – Tính theo nNaOH), CH2 (a) và H2 (b)
mE = 14a + 2b + 0,6.44 = 34,56
nO2 = 1,5a + 0,5b = 0,96
—> a = 0,54 và b = 0,3
—> nC = a + 0,6 = 1,14
nE = nNaOH/2 = 0,3 —> Số C = nC/nE = 3,8
Y, Z là đồng phân và Z ít nhất 4C nên các chất là:
X là CH2(COOH)2 (x mol)
Y là C2H4(COOH)2 (y mol)
Z là C4H6O4
T là C5H8O4
Do sản phẩm có 3 ancol nên cấu tạo của Z là (HCOO)2C2H4 và của T là CH3-OOC-COO-C2H5
Tỉ lệ mol ancol là 1 : 2 : 1 —> nZ = 2z và nT = z
nE = x + y + 2z + z = 0,3
nC = 3x + 4y + 4.2z + 5z = 1,14
mAncol = 62.2z + 32z + 46z = 4,04
—> x = 0,08; y = 0,16; z = 0,02
—> %nX = 0,08/0,3 = 26,67%