X, Y là hai axit kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng (đơn, no, mạch hở, MX < MY); Z là este hai chức mạch hở tạo bởi X, Y và ancol T (có các nhóm –OH không kề nhau). Cho 18,78g hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T tác dụng với dung dịch KOH đun nóng thì cần dùng 0,285 mol KOH. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 18,78 gam E cần dùng 12,432 lít O2 (đktc) thu được 10,8 gam nước. Thành phần phần trăm số mol của axit Y có trong hỗn hợp?
Câu trả lời tốt nhất
Đốt E —> nH2O = 0,6. Bảo toàn khối lượng —> nCO2 = 0,585
nH2O > nCO2 —> Ancol no.
X, Y là CnH2nO2 (a mol), Z là CmH2m-2O4 (b mol) và T là CpH2p+2O2 (c mol)
nCO2 = na + mb + cp = 0,585 (1)
nH2O = na + b(m – 1) + c(p + 1) = 0,6 (2)
(1) – (2) —> b – c = -0,015 (3)
nKOH = a + 2b = 0,285 (4)
mE = a(14n + 32) + b(14m + 62) + c(14p + 34) = 18,78 (5)
(5) – (1).14 —> 32a + 62b + 34c = 10,59 (6)
(3)(4)(6) —> a = 0,225; b = 0,03; c = 0,045
—> nE = a + b + c = 0,3
(1) —> 0,225n + 0,03m + 0,045p = 0,585
—> 15n + 2m + 3p = 39
Do n > 1, m ≥ 6, p ≥ 3 —> n = 1,2; m = 6; p = 3 là nghiệm duy nhất.
—> X là HCOOH; Y là CH3COOH; Z là HCOO-CH2-CH2-CH2-OOC-CH3; T là CH2OH-CH2-CH2OH.
Đặt x, y là số mol X, Y
—> x + y = a
nC của X, Y = x + 2y = 1,2a
—> x = 0,18 và y = 0,045
—> %nY = 0,045/0,3 = 15%
Thầy giải thích giúp con 3 cái điều kiện với ạ ?
VÌ SAO n > 1 ?
Vì sao m >= 6 ?
Vì sao p >= 3 ạ ?
những con số 1 , 6 , 3 ấy nói lên điều gì và nhờ đâu mà mình giới hạn bằng những con số ấy ạ . Con cám ơn
Thầy ơi ! cái pt : 0,225n + 0,03m +0,045p = 0,585
ấy ạ !!
—
làm cách nào mà Thầy biến đổi được ra
15n+2m + 3p = 39 hay vậy ạ ?
cách biến đổi thế nào ạ
Nếu quy đổi thì nhanh hơn không ạ Thầy ? con Thấy đoạn biện luận để đưa ra chất phù hợp lâu lắm ạ ?