X, Y là hai axit no đơn chức đồng đẳng kế tiếp, Z là ancol 2 chức, T là este thuần chức tạo bời X, Y, Z. Đốt cháy 0,1 mol hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 0,47 mol khí O2 thu được CO2 có khối lượng nhiều hơn H2O là 10,84 gam. Mặt khác 0,1 mol E tác dụng vừa đủ với 0,11 mol NaOH thu được dung dịch G và một ancol có tỉ khối so với H2 là 31.
Cô cạn G rồi nung với xút có mặt CaO thu được m gam hỗn hợp khí. Giá trị của m gần nhất với?
A. 3,5 B. 4,5 C. 2,5 D. 5,5
Phần trăm khối lượng của T trong E là
A. 42,55%. B. 51,76%. C. 62,75%. D. 50,26%.
Câu trả lời tốt nhất
Cách 1:
Quy đổi E thành HCOOH (0,11), C2H4(OH)2 (a), CH2 (b), H2O (c)
nE = 0,11 + a + c = 0,1
nO2 = 0,11.0,5 + 2,5a + 1,5b = 0,47
mCO2 – mH2O = 44(0,11 + 2a + b) – 18(0,11 + 3a + b + c) = 10,84
—> a = 0,07; b = 0,16; c = -0,08
G chứa HCOONa (0,11), CH2 (0,16)
Vôi tôi xút G —> H2 (0,11), CH2 (0,16) —> m khí = 2,46
Số C = (0,16 + 0,11)/0,11 = 2,45
—> CH3COOH và C2H5COOH
—> T là (CH3COO)(C2H5COO)C2H4 (-c/2 = 0,04 mol)
mE = 10,2 —> %T = 62,75%
Cách 2:
M ancol = 62 —> C2H4(OH)2
Quy đổi hỗn hợp E thành:
CnH2nO2: 0,11 mol
C2H4(OH)2: a mol
H2O: -b mol
—> nX = 0,11 + a – b = 0,1 (1)
CnH2nO2 + (3n – 2)/2O2 —> nCO2 + nH2O
0,11……….0,055(3n – 2)………….0,11n……0,11n
C2H4(OH)2 + 2,5O2 —> 2CO2 + 3H2O
a………………..…..2,5a………..2a……….3a
nO2 = 0,055(3n – 2) + 2,5a = 0,47 (2)
mCO2 – mH2O = 44(0,11n + 2a) – 18(0,11n + 3a – b) = 10,84 (3)
(1)(2)(3) —> a = 0,07; b = 0,08; n = 27/11
G chứa CnH2n-1O2Na (0,11 mol). Vôi tôi xút G thu được hồn hợp khí Cn-1H2n (0,11 mol)
—> m khí = 0,11(14n – 12) = 2,46 gam
thầy ơi cho e hỏi ở cách 1 nE=nAxit + nAncol – nH2o thì phải là 0,1=0,11+a-c chứ sao lại cộng vậy thầy
Thầy cho e hỏi sao nO2 lại tính như thế kia ạ . Ở cách 1 ý ạ
Em thưa thầy ở cách 1 ấy ạ, sau khi mà tìm ra số mol của từng chất mình quy đổi, nếu mà ghép chất luôn từ bước đó có được không ạ? Mà nếu ghép thì ghép lại như thế nào vậy thầy?
ở cách 1, tổng số mol E sao lại không có số mol của CH2 hả thầy ??
sao quy đổi được như vậy ạ??/ thầy cho em xin cách dạy quy đổi đc không ạ??