Để tạo vị chua cho nước coca–cola, người ta thường thêm H3PO4 và tạo khí gas thì thường nén khí CO2. Để xác định hàm lượng phosphoric acid trong coca-cola, một nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm như sau:
Bước 1: Cân lấy khoảng 0,4 gam NaOH rắn, hoà tan hoàn toàn lượng NaOH rắn rồi chuyển dung dịch
vào bình định mức 1,0 L, định mức tới vạch, thu được 1,0 L dung dịch NaOH.
Bước 2 (Chuẩn hoá dung dịch chuẩn): Nạp dung dịch NaOH chuẩn vừa pha vào buret. Dùng pipet lấy chính xác 10,0 mL dung dịch oxalic acid (H2C2O4) 0,0060 M rồi chuyển vào bình tam giác. Thêm vài giọt chỉ thị phenolphtalein (có pH đổi màu là 9,0). Chuẩn độ bằng dung dịch NaOH đến khi chỉ thị đổi màu thì dùng hết V1 mL. Lặp lại thí nghiệm thêm 2 lần nữa để lấy giá trị trung bình.
Bước 3: Dung dịch coca–cola trước khi chuẩn độ đã được xử lí bằng cách đun sôi với than hoạt tính,để nguội về nhiệt độ phòng và lọc bỏ than hoạt tính.
Bước 4: Thực hiện như Bước 2 nhưng thay dung dịch H2C2O4 bằng dung dịch mẫu coca–cola và sử dụng chỉ thị methyl da cam (pH đổi màu từ màu da cam sang màu vàng là 4,4). Khi đó, H3PO4 trong mẫu coca–cola đã phản ứng với NaOH tạo thành NaH2PO4. Chuẩn độ bằng dung dịch NaOH đến khichỉ thị đổi màu thì dùng hết V2 mL. Tính hàm lượng H3PO4 được quy về hàm lượng phosphorus (mg/L) tương ứng có trong nước coca–cola( làm tròn kết quả đến hàng đơn vị) Biết:
Kết quả thể tích NaOH tiêu tốn của 3 lần chuẩn độ được đưa ra trong bảng sau:
Thể tích dung dịch NaOH
Lần 1
Lần 2
Lần 3
V1 (mL)
11,35
11,40
11,30
V2 (mL)
5,40
5,40
5,35