Bài tập chất béo (Phần 9)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
(Xem giải) Câu 1. Hỗn hợp E gồm triglixerit X và axit béo Y (tỉ lệ mol tương ứng 3 : 2). Hiđro hóa hoàn toàn 31,32 gam hỗn hợp E cần 0,11 mol H2 thu được hỗn hợp F, đốt cháy hỗn hợp F bằng 2,875 mol O2 (vừa đủ) thu được CO2 và 1,95 mol H2O. Cho hỗn hợp E tác dụng với dung dịch NaOH thu được glixerol và hỗn hợp ba muối C17HxCOONa, C17HyCOONa và C15H31COONa. Giá trị của MX – MY là
A. 584. B. 574. C. 588. D. 578.
(Xem giải) Câu 2. Hỗn hợp E gồm triglixerit X và hai axit béo Y và Z (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 40,9 gam E thu được 2,62 mol CO2 và 2,49 mol H2O. Mặt khác, cho 40,9 gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được glixerol và hỗn hợp T gồm ba muối natri panmitat, natri stearat và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được Na2CO3, 2,43 mol CO2 và 2,38 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E là
A. 6,94%. B. 6,89%. C. 6,85%. D. 6,26%.
(Xem giải) Câu 3. Hỗn hợp A gồm triglixerit X, axit stearic và axit oleic. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A cần vừa đủ 2,93 mol O2 thu được 2,07 mol CO2. Mặt khác m gam hỗn hợp A làm mất màu vừa đủ 11,2 gam brom trong CCl4. Nếu cho m gam hỗn hợp A phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng (vừa đủ) thu được glixerol và dung dịch chứa hai muối. Khối lượng của X trong m gam hỗn hợp A là
A. 28,72. B. 17,78. C. 19,76. D. 26,58.
(Xem giải) Câu 4. Hỗn hợp X gồm triglixerit Y và hai axit béo no. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp hai muối của 2 axit panmitic, stearic (có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2) và 1,84 gam glixerol. Nếu đốt cháy hết m gam E thì cần vừa đủ 2,32 mol O2, thu được CO2 và H2O. Khối lượng của Y trong m gam X là
A. 16,12 gam. B. 17,24 gam. C. 17,80 gam. D. 16,68 gam.
(Xem giải) Câu 5. Triglixerit X được tạo bởi glixerol với ba axit béo (axit panmitic, axit stearic, axit Y có công thức C17HyCOOH). Cho 25,66 gam E gồm X và Y (tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3) tác dụng hệt với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm glixerol và 26,88 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, x mol hỗn hợp E tác dụng với lượng tối đa Br2 trong dung dịch, thu được 67,32 gam sản phẩm hữu cơ. Giá trị của x là
A. 0,20. B. 0,05. C. 0,28. D. 0,10.
(Xem giải) Câu 6. Hỗn hợp E gồm triglixerit X và hai axit béo Y và Z (MY < MZ). Đun nóng 19,47 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và hỗn hợp T gồm ba muối là natri panmitat, natri stearat và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn T thu được Na2CO3, 20,16 gam H2O và 50,38 gam CO2. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 19,47 gam E thu được 1,24 mol CO2 và 1,175 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 7,29%. B. 7,24%. C. 88,64%. D. 85,46%.
(Xem giải) Câu 7. Hỗn hợp E gồm C17Hx+2COOH, C17HxCOOH và triglixerit X (tỉ lệ mol lần lượt là 2 : 2 : 1). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E thu được 1,23 mol CO2 và 1,18 mol H2O. Mặt khác, hiđro hoá hoàn toàn m gam E rồi cho toàn bộ sản phẩm phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa KOH 0,3M và NaOH 0,4M, thu dung dịch chứa 4 muối có khối lượng là 21,06 gam. Khối lượng của triglixerit X trong m gam hỗn hợp E là
A. 8,68 gam. B. 8,10 gam.
C. 8,06 gam. D. 8,04 gam.
(Xem giải) Câu 8. Hỗn hợp E gồm axit panmitic, axit oleic, axit stearic và triglixerit X có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2 : 3 : 4. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E cần 9,28 mol O2 thu được 6,24 mol H2O. Mặt khác cho m gam E tác dụng với dung dịch KOH 25% (dùng dư 15% so với lượng phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp Z gồm bốn chất rắn và phần hơi T nặng 79,072 gam. Phần trăm khối lượng của kali oleat trong hỗn hợp Z gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 35%. B. 34%. C. 33%. D. 32%.
(Xem giải) Câu 9. Hỗn hợp E gồm axit oleic, axit stearic và triglixerit X. Xà phòng hóa hoàn toàn 32,24 gam hỗn hợp E cần dùng vừa đủ 110 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 33,52 gam hỗn hợp muối của hai axit béo. Mặt khác, cho 32,24 gam E tác dụng với dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 tối đa phản ứng là
A. 0,09 mol. B. 0,06 mol. C. 0,07 mol. D. 0,08 mol.
(Xem giải) Câu 10. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm 2 triglixerit mạch hở trong dung dịch KOH 28% vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi B nặng 39,3 gam và phần rắn C. Đốt cháy hoàn toàn C, thu được K2CO3 và 228,945 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Mặt khác, làm no hóa m gam A thu được 63,81 gam chất béo no. Giá trị của m là:
A. 62,56. B. 63,57. C. 63,65. D. 62,61.
(Xem giải) Câu 11. Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit oleic và triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn 31,18 gam X cần dùng 2,825 mol O2, thu được CO2 và 34,02 gam H2O. Nếu đun nóng 31,18 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và 32,46 gam hỗn hợp Y gồm ba muối của axit panmitic, axit oleic và axit stearic. Số nguyên tử hiđro trong Y là
A. 102. B. 106. C. 104. D. 100
(Xem giải) Câu 12. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các triglixerit trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và hỗn hợp Y gồm ba muối C15H31COONa, C17HxCOONa và C17HyCOONa có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 : 1. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 3,155 mol O2, thu được H2O và 2,22 mol CO2. Mặt khác, cho 41,64 gam X trên tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là:
A. 0,036. B. 0,046. C. 0,030. D. 0,050.
(Xem giải) Câu 13. Hỗn hợp E gồm triglixerit X và hai axit béo Y, Z (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 51,4 gam E, thu được 3,29 mol CO2 và 3,08 mol H2O. Cho 51,4 gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm glixerol và ba muối (natri panmitat, natri oleat, natri stearat với tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 11 : 2). Phần trăm khối lượng của Y trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 6,0%. B. 6,5%. C. 5,0%. D. 5,5%.
(Xem giải) Câu 14. Đốt cháy hoàn toàn 13,2 gam triglixerit X, cho toàn bộ sản phẩm hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy xuất hiện 168,435 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 117,315 gam so với ban đầu. Khi cho 0,10 mol X phản ứng với lượng dư Br2 trong dung dịch thì khối lượng Br2 phản ứng lớn nhất là
A. 80,0 gam. B. 128,0 gam. C. 16,8 gam. D. 33,6 gam.
(Xem giải) Câu 15. Thủy phân hoàn toàn a gam triglixerit X trong dung dịch KOH, thu được glixerol và dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối (gồm kali stearat; kali oleat và C15HyCOOK). Đốt cháy hoàn toàn a gam X cần 3,08 mol O2, thu được H2O và 2,2 mol CO2. Mặt khác a gam X làm mất màu vừa hết dung dịch chứa n mol brom. Giá trị của m và n lần lượt là
A. 37,28 và 0,08. B. 37,28 và 0,12.
C. 34,24 và 0,12. D. 35,36 và 0,08.
(Xem giải) Câu 16. Hỗn hợp E gồm: axit béo X, triglixerit Y và triglixerit Z, (trong đó tỉ lệ mol nX : nY là 2 : 3). Đốt cháy m gam E cần vừa đủ O2, thu được CO2 và 95,4 gam H2O. Mặt khác, cho m gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,32 mol NaOH (đun nóng), thu được hỗn hợp gồm natri oleat và natri panmitat và 9,2 gam glixerol. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của X có trong m gam E là:
A. 5,12. B. 7,68. C. 5,64. D. 8,46.
(Xem giải) Câu 17. Triglixerit X được tạo bởi 3 axit béo Y, Z, T. Cho 65,3 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T tác dụng với H2 dư (Ni, t°) thu được 65,8 gam hỗn hợp chứa chất béo no và các axit béo no. Mặt khác, cho 65,3 gam E tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 0,9M, thu được glixerol và 68,35 gam muối. Đốt cháy hoàn toàn 65,3 gam E, thu được H2O và a mol CO2. Giá trị của a là:
A. 0,25. B. 5,90. C. 4,20. D. 3,85.
(Xem giải) Câu 18. Xà phòng hóa hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH thu được glixerol và hỗn hợp gồm hai muối C17H33COONa và C17H31COONa. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 76,32 gam oxi thu được 75,24 gam CO2. Mặt khác m gam X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là
A. 120. B. 360. C. 240. D. 150.
(Xem giải) Câu 19. Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ 0,918 mol O2, thu được 0,588 mol H2O. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch KOH đun nóng thu được dung dịch chứa 11,16 gam muối. Mặt khác a mol X làm mất màu vừa đủ 0,2 mol brom trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,04. B. 0,05. C. 0,03. D. 0,06.
(Xem giải) Câu 20. Hỗn hợp X gồm axit oleic, axit stearic và triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 0,93 mol CO2 và 0,88 mol H2O. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 0,05 mol NaOH trong dung dịch, thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa a gam hỗn hợp muối natri oleat và natri stearat. Giá trị của a là
A. 17,53. B. 16,76. C. 16,64. D. 15,24.
(Xem giải) Câu 21. Cho m gam hỗn hợp X gồm các triglixerit tác dụng với dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được glixerol và a gam hỗn hợp Y gồm ba muối C17HxCOONa, C17HyCOONa, C15H31COONa (có tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 2 : 2). Hiđro hóa hoàn toàn m gam X, thu được 26,14 gam hỗn hợp chất béo no. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 2,375 mol O2. Giá trị của a là:
A. 26,98. B. 26,10. C. 26,96. D. 26,94.
(Xem giải) Câu 22. Hỗn hợp E gồm axit oleic, axit panmitic, axit stearic và triglixerit X. Để đốt cháy hoàn toàn m gam E thì cần vừa đủ là 3,715 mol O2, thu được 2,61 mol CO2. Khi hiđro hóa hoàn toàn m gam E, thu được (m + 0,08) gam hỗn hợp F gồm các chất hữu cơ. Cho toàn bộ F tác dụng với dung dịch NaOH dư, phản ứng hoàn toàn thu được 43,38 gam hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic. Phần trăm theo khối lượng của X trong E có giá trị là:
A. 60,67%. B. 56,00%. C. 24,96%. D. 41,14%.
(Xem giải) Câu 23. Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ 0,775 mol O2, sinh ra 0,51 mol H2O. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch KOH đun nóng thu được dung dịch chứa 9,34 gam muối. Mặt khác a mol X làm mất màu vừa đủ 0,12 mol brom trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,04. B. 0,06. C. 0,05. D. 0,02.
(Xem giải) Câu 24. Đun nóng m gam hỗn hợp E chứa triglixerit X và các axit béo tự do với 400 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ, thu được hỗn hợp Y chứa các muối có công thức chung C17HyCOONa. Đốt cháy 0,14 mol E thu được 3,69 mol CO2. Mặt khác m gam hỗn hợp E tác dụng vừa đủ với 0,2 mol Br2 trong dung dịch. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 109,12. B. 115,48. C. 110,8. D. 100,32.
(Xem giải) Câu 25. Hỗn hợp E chứa triglixerit X và este Y đa chức mạch hở. Thủy phân m gam E trong dung dịch KOH vừa đủ thu được một ancol và 11,39 gam hỗn hợp ba muối kali của axit oleic và 2 axit cacboxylic thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic. Đốt cháy 11,39 gam hỗn hợp muối này thu được 9,495 gam nước. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 11,36. B. 10,25. C. 12,48. D. 11,45.
(Xem giải) Câu 26. Đun nóng m gam hỗn hợp E chứa triglixerit X và các axit béo tự do với 60 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được glixerol và hỗn hợp muối đều có 18 nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy 0,21 mol E, thu được 5,535 mol CO2. Mặt khác, m gam E tác dụng vừa đủ với 0,03 mol Br2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị gần nhất của m là
A. 17,3. B. 17,5. C. 17,1. D. 17,7.
(Xem giải) Câu 27. Hỗn hợp E gồm triglixerit X, axit panmitic và axit stearic. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 65,92 gam O2, thu được H2O và 63,36 gam CO2. Mặt khác, m gam E phản ứng tối đa với 100 ml dung dịch gồm KOH 0,5M và NaOH 0,3M thu được a gam hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic. Giá trị của a là
A. 24,44. B. 24,80. C. 26,28. D. 26,64.
(Xem giải) Câu 28. Hỗn hợp E gồm axit oleic, axit panmitic và triglixerit X (tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 2 : 1). Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 1,975 mol O2, thu được CO2 và H2O. Mặt khác, cho m gam E tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm glixerol và 23,28 gam hỗn hợp hai muối. Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 37,55%. B. 37,25%. C. 37,99%. D. 39,55%.
(Xem giải) Câu 29. Hỗn hợp X gồm axit oleic và triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần vừa đủ 2,82 mol O2 thu được 2,01 mol CO2 và 1,84 mol H2O. Mặt khác m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch KOH dư, sau phản ứng thu được 34,36 gam muối. Cho 78,30 gam X trên tác dụng tối đa với x mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của x là
A. 0,275. B. 0,165. C. 0,110. D. 0,220.
(Xem giải) Câu 30. Hỗn hợp E gồm axit panmitic và hai triglixerit X, Y (MX < MY và nX > nY). Hidro hóa hoàn toàn 0,05 mol E cần dùng 0,08 mol H2 (xt Ni, t°) thu được hỗn hợp Z gồm hai hợp chất hữu cơ. Đốt cháy hoàn toàn Z cần dùng 2,815 mol O2 thu được CO2 và H2O. Nếu đun nóng 46,23 gam E cần dùng 6,6 gam NaOH thu được glixerol và hỗn hợp T gồm các muối C15H31COONa, C17H31COONa, C17H33COONa. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E là:
A. 27,84%. B. 55,55%. C. 55,68%. D. 27,77%.
Bình luận