Cho từ từ một lượng nhỏ dung dịch HCl vào dung dịch X không thấy có hiện tượng gì. Cho tiếp dung dịch HCl vào thì thấy dung dịch bị vẩn đục, sau đó dung dịch trong trở lại khi HCl dư. Tiếp tục cho từ từ dung dịch NaOH vào thấy dung dịch lại bị vẩn đục, sau đó dung dịch lại trở nên trong suốt khi NaOH dư. Dung dịch X là
A. dung dịch AlCl3.
B. dung dịch hỗn hợp NaOH và NaAlO2
C. dung dịch hỗn hợp AlCl3 và HCl.
D. dung dịch NaAlO2.
Câu trả lời tốt nhất
Một ít HCl vào X không thấy hiện tượng gì, khi nhiều HCl hơn thì xuất hiện kết tủa —> X là dung dịch hỗn hợp NaOH và NaAlO2.
Phản ứng theo thứ tự:
HCl + NaOH —> NaCl + H2O (Không hiện tượng)
HCl + H2O + NaAlO2 —> Al(OH)3 + NaCl (Có kết tủa).
Thêm tiếp HCl đến dư thì dung dịch sẽ trong suốt:
Al(OH)3 + HCl —> AlCl3 + H2O
Khi thêm NaOH thì sau một thời gian dung dịch lại vẩn đục, cuối cùng lại trong suốt:
HCl dư + NaOH —> NaCl + H2O
AlCl3 + NaOH —> Al(OH)3 + NaCl
Al(OH)3 + NaOH —> NaAlO2 + H2O