Câu 1. Dẫn a mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon nung đỏ, thu được 1,8a mol hỗn hợp khí Y gồm H2, CO và CO2. Cho Y đi qua ống đựng hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 (dư, nung nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn giảm 1,28 gam. Giá trị của a là
A. 0,10. B. 0,04. C. 0,05. D. 0,08.
Nếu cho Y qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 1,379. B. 1,576. C. 0,985. D. 1,97.
Câu 2. Dẫn a mol hỗn hợp X (gồm hơi nước, khí CO và CO2) qua cacbon nung đỏ, thu được 1,8a mol hỗn hợp khí Y gồm H2, CO và CO2 (trong đó CO2 chiếm 26,67% về số mol). Dẫn toàn bộ Y vào dung dịch hỗn hợp KOH và Ba(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Khối lượng (gam) cacbon đã tham gia phản ứng là
A. 42. B. 48 C. 60. D. 36.
Câu trả lời tốt nhất
Câu 1:
nCO + nH2 = nO bị lấy = 1,28/16 = 0,08
nC phản ứng = nY – nX = 0,8a
Bảo toàn electron: 4nC phản ứng = 2nCO + 2nH2
—> 4.0,8a = 2.0,08
—> a = 0,05
nCO2(Y) = nY – (nCO + nH2) = 0,01
—> nBaCO3 = 0,01 —> mBaCO3 = 1,97 gam
Câu 2:
nBaCO3 max = 0,8
Bảo toàn C —> nNaHCO3 = 1,8 – 0,8 = 1
Khi nCO2 = x thì nBaCO3 = 0,2; nBa(HCO3)2 = 0,8 – 0,2 = 0,6 và nNaHCO3 = 1
Bảo toàn C —> x = 2,4
—> nY = 1,8a = x/26,67% —> a = 5
nC phản ứng = nY – nX = 4 —> mC phản ứng = 48 gam
dạ thầy cho e hỏi ở số mol của NaHCO3 ạ, e k hiểu làm thế nào để tính nó ra như vậy ạ. E cảm ơn thầy.