Hòa tan hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm FeO, Fe(OH)2, FeCO3 và Fe3O4 vào dung dịch chứa NaHSO4 và NaNO3, thu được dung dịch X. Chia X thành 3 phần bằng nhau: Phần 1 hòa tan tối đa 3,52 gam bột Cu. Cho từ từ 400 ml dung dịch NaOH 1M vào phần 2 thu được 11,77 gam kết tủa duy nhất. Cô cạn phần 3 thu được m gam muối trung hòa khan. Biết rằng NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với
A. 55,1 B. 58,6 C. 50,4 D. 64,6
Câu trả lời tốt nhất
X hòa tan được Cu, X tạo kết tủa duy nhất với NaOH —> X chứa Fe3+ (không có Fe2+)
Phần 2: nFe(OH)3 = 0,11 và nOH- = 0,4
nOH- = nH+ + 3nFe(OH)3 —> nH+ = 0,07
Quy đổi hỗn hợp ban đầu thành FeO (0,1), Fe2O3 (a), CO2 và H2O.
Phần 1: nCu = 0,055
Dễ thấy 2nCu = nFe3+ —> Cu chỉ tan trong Fe3+, vì dung dịch còn H+ dư nên NO3- phải hết.
Bảo toàn Fe —> 2a + 0,1 = 0,11 —> a = 0,005
Bảo toàn electron —> nNO = 0,1/3
Bảo toàn N —> nNaNO3 = 0,1/3
nNaHSO4 = b
—> nH+ = b = 4.0,1/3 + 2(3a + 0,1) + 0,07 = 13/30
Mỗi phần dung dịch X chứa Fe3+ (0,11), Na+ (b + 0,1/3 = 7/15), SO42- (13/30), H+ (0,07)
Khi cô cạn thì 2NaHSO4 —> Na2SO4 + H2SO4
—> Chất rắn thu được gồm Fe2(SO4)3 (0,055) và Na2SO4 (7/30)
—> m rắn = 55,13
cho mình hỏi vì sao lại quy đổi được về như trên admin ? giúp mình !
Mình hơi khó hiểu đoạn b= 4.O,1/3 +…
admin có thể giải thích giúp mình không, mình cảm ơn
ad ơi, lỡ như ở phần 2 NaOH còn dư sau phản ứng với ion Fe3+ thì sao, đề k cho NaOH vừa đủ thì mình chưa khẳng định được dd X dư H+