Hòa tan hoàn toàn 4,4 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3, Mg vào 20 gam dung dịch HNO3 56,7% thu được dung dịch Y (không chứa muối amoni) và hỗn hợp Z gồm 3 khí. Dẫn toàn bộ Z qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 3 gam kết tủa và có một chất khí duy nhất thoát ra với thể tích bằng 5/13 thể tích của Z đo ở dùng điều kiện. Cho 160 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch Y, phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa E và dung dịch F. Nung E trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 3,8 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch F thu được chất rắn Q, nung Q đến khối lượng không đổi thu được 13,165 gam chất rắn. Tính thành phần % về khối lượng các chất trong X và nồng độ phần trăng của Mg(NO3)2 trong Y.
Câu trả lời tốt nhất
Ca(OH)2 dư —> nCO2 = nCaCO3 = 0,03
X gồm Mg (a), Fe (b) và FeCO3 (0,03)
mX = 24a + 56b + 0,03.116 = 4,4
m rắn = 40a + 160(b + 0,03)/2 = 3,8
—> a = 0,015; b = 0,01
—> Mg (8,18%); Fe (12,73%) và FeCO3 (79,09%)
nKOH = 0,16
Nếu KOH hết thì nKNO2 = 0,16 —> mKNO2 = 13,6 > 13,165: Vô lý, vậy KOH còn dư.
Chất rắn gồm KNO2 (u) và KOH dư (v)
—> 85u + 56v = 13,165 và u + v = 0,16
—> u = 0,145; v = 0,015
Dễ thấy 2a + 3(b + 0,03) = 0,15 > u nên Y chứa Fe2+ —> HNO3 hết
Y chứa Mg2+ (0,015), Fe2+, Fe3+ (tổng 0,04 mol) và NO3- (0,145)
nHNO3 = 20.56,7%/63 = 0,18 —> nH2O = 0,09
Bảo toàn khối lượng —> mZ = 2,53
—> mddY = mX + mddHNO3 – mZ = 21,87
—> C%Mg(NO3)2 = 10,15%
Dạ cho em hỏi là chỗ 2a+3(b+0,03)=0,15 > u là đang so sánh bảo toàn Nito đúng không ạ? Bài này chất khí thoát ra là chất gì vậy a? Dạ em cảm ơn ạ.
Dạ cho em hỏi làm sao để tính được mZ=2,53(g) vậy ạ? Có thể giải thích chi tiết hơn không ạ, em vẫn chưa hiểu 🙁