Hòa tan hoàn toàn 4,4 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3, Mg vào 20 gam dung dịch HNO3 56,7% thu được dung dịch Y (không chứa muối amoni) và hỗn hợp Z gồm 3 khí. Dẫn toàn bộ Z qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 3 gam kết tủa và có một chất khí duy nhất thoát ra với thể tích bằng 5/13 thể tích của Z đo ở dùng điều kiện. Cho 160 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch Y, phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa E và dung dịch F. Nung E trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 3,8 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch F thu được chất rắn Q, nung Q đến khối lượng không đổi thu được 13,165 gam chất rắn. Tính thành phần % về khối lượng các chất trong X và nồng độ phần trăng của Mg(NO3)2 trong Y.
Câu trả lời tốt nhất
Ca(OH)2 dư —> nCO2 = nCaCO3 = 0,03
X gồm Mg (a), Fe (b) và FeCO3 (0,03)
mX = 24a + 56b + 0,03.116 = 4,4
m rắn = 40a + 160(b + 0,03)/2 = 3,8
—> a = 0,015; b = 0,01
—> Mg (8,18%); Fe (12,73%) và FeCO3 (79,09%)
nKOH = 0,16
Nếu KOH hết thì nKNO2 = 0,16 —> mKNO2 = 13,6 > 13,165: Vô lý, vậy KOH còn dư.
Chất rắn gồm KNO2 (u) và KOH dư (v)
—> 85u + 56v = 13,165 và u + v = 0,16
—> u = 0,145; v = 0,015
Dễ thấy 2a + 3(b + 0,03) = 0,15 > u nên Y chứa Fe2+ —> HNO3 hết
Y chứa Mg2+ (0,015), Fe2+, Fe3+ (tổng 0,04 mol) và NO3- (0,145)
nHNO3 = 20.56,7%/63 = 0,18 —> nH2O = 0,09
Bảo toàn khối lượng —> mZ = 2,53
—> mddY = mX + mddHNO3 – mZ = 21,87
—> C%Mg(NO3)2 = 10,15%
Dạ cho em hỏi làm sao để tính được mZ=2,53(g) vậy ạ? Có thể giải thích chi tiết hơn không ạ, em vẫn chưa hiểu 🙁
Dạ cho em hỏi là chỗ 2a+3(b+0,03)=0,15 > u là đang so sánh bảo toàn Nito đúng không ạ? Bài này chất khí thoát ra là chất gì vậy a? Dạ em cảm ơn ạ.