Hỗn hợp A gồm hai oxit kim loại trong đó có một oxit của sắt và một oxit của kim loại R (giả sử R có hóa trị không đổi trong các phản ứng)
Thí nghiệm 1: Dẫn CO dư qua 13,6 gam hỗn hợp bột A nung nóng thu được 5,04 lít khí CO2(đktc) và m gam chất rắn B chỉ chứa hai kim loại.
Thí nghiệm 2: Cho hỗn hợp gồm 13,6 gam A và m gam B vào V ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng chỉ thu được dung dịch C và 3,08 lít khí H2 (đktc). ( biết C chỉ chứa muối ). Cho dung dịch NaOH vừa đủ vào C thu được kết tủa D và dung dịch chỉ chứa một muối. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 28 gam oxit kim loại. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.
a) tính m và xác định công thức của hai oxit trong A.
b) tính nồng độ mol các muối trong C ( biết thể tích dung dịch C không đổi so với thể tích dung dịch HCl ban đầu )
A gồm FexOy (a) và R2On (b)
nO(A) = ay + bn = nCO2 = 0,225 (1)
—> mB = 56ax + 2bR = mA – mO(A) = 10 (2)
Sau khi nung, oxit gồm Fe2O3 (ax) và R2On (2b)
—> 160ax + 2b(2R + 16n) = 28
—> 40ax + bR + 8bn = 7 (3)
TH1: Cả Fe và R đều tan trong HCl tạo H2:
nH2 = ax + bn = 0,1375 (4)
(1)(2)(3)(4) —> ax = ; ay = ; bR = ; bn =
Nghiệm âm, loại.
TH2: Chỉ Fe tạo H2
—> nFe = ax = 0,1375
Thay vào (2) —> bR = 2,3
Thay vào (3) —> bn =
Nghiệm âm.