Nung nóng hỗn hợp X gồm Fe, Cu, S trong bình kín chứa O2, thu được m gam hỗn hợp Y gồm các chất rắn. Cho Y vào dung dịch chứa 0,3 mol HCl, thu được dung dịch Z chỉ chứa muối; 0,05 mol hỗn hợp gồm hai khí có tỉ khối so với He là 5,3 và hỗn hợp rắn T. Rắn T tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,06 mol H2SO4 loãng thu được 0,02 mol hỗn hợp khí. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn rắn T vào 0,3 mol dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dùng dư 25%) thu được dung dịch G và 0,18 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch G thu được 45,48 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 19,84 B. 17,68. C. 9,28. D. 18,48.
Câu trả lời tốt nhất
Y + HCl tạo H2S (0,03) và H2 (0,02)
T + H2SO4 tạo hỗn hợp khí (H2S, H2) nên T chứa Fe, FeS và các chất khác.
—> Do T chứa Fe còn dư nên Z chỉ chứa FeCl2 (0,15)
Bảo toàn H —> nO(T) = nH2O = 0,06 – 0,02 = 0,04
Quy đổi T thành Fe (a), Cu (b), S (c), O (0,04)
Bảo toàn electron: 3a + 2b + 6c = 0,04.2 + 0,18.2 (1)
nH2O = nH2SO4 phản ứng = 0,24
Bảo toàn khối lượng:
56a + 64b + 32c + 0,04.16 + 0,24.98 = 400a/2 + 160b + 0,18.64 + 0,24.18 (2)
Bảo toàn S —> nBaSO4 = c + 0,3 – 0,18 = c + 0,12
m↓ = 107a + 98b + 233(c + 0,12) = 45,48 (3)
(1)(2)(3) —> a = 0,04; b = 0,04; c = 0,04
Bảo toàn H cho phản ứng Y + HCl —> nH2O = 0,1
Bảo toàn khối lượng:
mY + mHCl = mFeCl2 + m khí + mH2O + mT
—> mY = 17,68 gam
Thầy ơi sao ở phần T tác dụng 0,06 mol H2SO4 thì muối là Fe2+:0,04 Cu2+:0,04 SO42- em BTDT ra mol SO42-:0,08 rồi BT Lưu Huỳnh thì Số mol H2S:0,02 bằng cả mol hh luôn vậy ạ
Thầy ơi sao mol Fe trong T lại là 0.02 ạ cái hh khí Là h2s vs H2 ạ