X, Y là hai axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở (trong phân tử X, Y chứa không quá 2 liên kết π và 50 < MX < MY); Z là este được tạo bởi X, Y và etylen glicol. Đốt cháy 13,12 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 0,50 mol O2. Mặt khác 0,36 mol E làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,1 mol Br2.
Câu 1. Nếu đun nóng 13,12 gam E với 200 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp F gồm a gam muối A bà b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ của a : b gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 3,0 B. 3,5 C. 2,0 D. 2,5
Câu 2. Phần trăm khối lượng của Z trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 18,25% B. 22,15% C. 24,04% C. 20,45%
Câu trả lời tốt nhất
Z = C2H4(OH)2 + X + Y – 2H2O nên quy đổi E thành:
CnH2n+2-2kO2: 0,2 mol (Tính từ nKOH = 0,2)
C2H4(OH)2: x mol
H2O: -2x mol
Độ không no trung bình = nBr2/nE = 0,1/0,36
Do 50 < MX < MY nên E không chứa HCOOH, vậy các chức axit đều không phản ứng với Br2.
—> 0,2(k – 1) / (0,2 + x – 2x) = 0,1/0,36
—> x + 0,72k = 0,92
nO2 = 0,2(1,5n – 0,5k – 0,5) + 2,5x = 0,5
mE = 0,2(14n + 34 – 2k) + 62x – 18.2x = 13,12
—> n = 2,25; x = 0,02; k = 1,25
—> X là CH3COOH.
X có C = 2, độ không no = 1 nên Y có C = m, độ không no = 2.
Từ k = 1,25 —> nX = 0,15 và nY = 0,05
—> nC = 0,15.2 + 0,05m = 0,2n
—> m = 3: CH2=CH-COOH
Muối gồm CH3COOK (0,15) và CH2=CH-COOK (0,05)
—> a : b = 2,673
Z là CH3COO-C2H4-OOC-C2H3 (0,02 mol)
—> %Z = 24,09%
cho e hỏi sao chất CnH(2n+2-2k)O2 lại tác dụng đc vs k-1 brom ạ
e nghĩ là k thôi ạ mong ad giải thích giúp e với ạ
Ad ơi bài này có thể dùng đồng đẳng hóa và áp dụng ct dưới đc ko ạ
nCO2 – nH2O= (k-1)nE
nBr2=(k-3) nE
thầy ơi, mình cho n axit=a;n este=b;n H2=c
thì ta có pt 0,1(a+b)=0,36c được không ạ?