X, Y là hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp (MX < MY), T là este tạo bởi X, Y với một ancol 2 chức Z. Đốt cháy hoàn toàn 3,21 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T bằng lượng vừa đủ O2, thu được 2,576 lít CO2 (đktc) và 2,07 gam H2O. Mặt khác 3,21 gam M phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch KOH 0,2M, đun nóng.
Câu 1. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Thành phần % theo số mol của Y trong M là 12,5%
B. Tổng số nguyên tử hidro trong hai phân tử X, Y bằng 6.
C. Tổng số nguyên tử cacbon trong phân tử T bằng 6.
D. X không làm mất màu nước brom.
Câu 2. Cho các phát biểu sau
(a) Đun X với dung dịch AgNO3/NH3 dư không sinh ra Ag.
(b) Trong M, tổng số mol của T và Z chiếm 50%.
(c) Phần trăm khối lượng của Y trong M gần bằng 9,34%.
(d) Tổng số nguyên tử cacbon trong T bằng 6.
Số phát biểu không đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu trả lời tốt nhất
Quy đổi M thành HCOOH (0,04), C2H4(OH)2 (a), CH2 (b), H2O (c)
mM = 0,04.46 + 62a + 14b + 18c = 3,21
nCO2 = 0,04 + 2a + b = 0,115
nH2O = 0,04 + 3a + b + c = 0,115
—> a = 0,02; b = 0,035; c = -0,02
Do a < b nên ancol là C2H4(OH)2 hoặc C3H6(OH)2
nT = -c/2 = 0,01 mol —> Mỗi axit đều có số mol lớn hơn 0,01.
TH1: Ancol là C2H4(OH)2
—> Số C của axit = (b + 0,04)/0,04 = 1,875
—> X là HCOOH (0,005 mol) và Y là CH3COOH (0,035 mol): Loại
TH2: Ancol là C3H6(OH)2
—> Số C của axit = (b + 0,04 – 0,02)/0,04 = 1,375
X là HCOOH (0,025 mol) và Y là CH3COOH (0,015 mol)
Vậy M chứa:
Z: C3H8O2: 0,01 mol
X: HCOOH: 0,015 mol
Y: CH3COOH: 0,005 mol
T: HCOO-C3H6-OOC-CH3: 0,01 mol
—> Chọn D
Câu 2:
(a) Sai
(b) Đúng
(c) Đúng
(d) Đúng
Ad ơi làm sao để tính được số mol của mỗi axit của từng trường hợp vậy ạ?
Ad ơi cho em hỏi là axit no, đơn,hở nên có 1pi nên là số mol CO2=số mol H2O còn este no, 2 chức, hở có tới 2 pi làm sao số mol CO2= số mol H2O đc ạ, v làm sao mình suy ra ancol là ancol no v ạ?