X, Y là hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp (MX < MY), T là este tạo bởi X, Y với một ancol 2 chức Z. Đốt cháy hoàn toàn 3,21 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T bằng lượng vừa đủ O2, thu được 2,576 lít CO2 (đktc) và 2,07 gam H2O. Mặt khác 3,21 gam M phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch KOH 0,2M, đun nóng.
Câu 1. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Thành phần % theo số mol của Y trong M là 12,5%
B. Tổng số nguyên tử hidro trong hai phân tử X, Y bằng 6.
C. Tổng số nguyên tử cacbon trong phân tử T bằng 6.
D. X không làm mất màu nước brom.
Câu 2. Cho các phát biểu sau
(a) Đun X với dung dịch AgNO3/NH3 dư không sinh ra Ag.
(b) Trong M, tổng số mol của T và Z chiếm 50%.
(c) Phần trăm khối lượng của Y trong M gần bằng 9,34%.
(d) Tổng số nguyên tử cacbon trong T bằng 6.
Số phát biểu không đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu trả lời tốt nhất
Quy đổi M thành HCOOH (0,04), C2H4(OH)2 (a), CH2 (b), H2O (c)
mM = 0,04.46 + 62a + 14b + 18c = 3,21
nCO2 = 0,04 + 2a + b = 0,115
nH2O = 0,04 + 3a + b + c = 0,115
—> a = 0,02; b = 0,035; c = -0,02
Do a < b nên ancol là C2H4(OH)2 hoặc C3H6(OH)2
nT = -c/2 = 0,01 mol —> Mỗi axit đều có số mol lớn hơn 0,01.
TH1: Ancol là C2H4(OH)2
—> Số C của axit = (b + 0,04)/0,04 = 1,875
—> X là HCOOH (0,005 mol) và Y là CH3COOH (0,035 mol): Loại
TH2: Ancol là C3H6(OH)2
—> Số C của axit = (b + 0,04 – 0,02)/0,04 = 1,375
X là HCOOH (0,025 mol) và Y là CH3COOH (0,015 mol)
Vậy M chứa:
Z: C3H8O2: 0,01 mol
X: HCOOH: 0,015 mol
Y: CH3COOH: 0,005 mol
T: HCOO-C3H6-OOC-CH3: 0,01 mol
—> Chọn D
Câu 2:
(a) Sai
(b) Đúng
(c) Đúng
(d) Đúng
Ad ơi cho em hỏi là axit no, đơn,hở nên có 1pi nên là số mol CO2=số mol H2O còn este no, 2 chức, hở có tới 2 pi làm sao số mol CO2= số mol H2O đc ạ, v làm sao mình suy ra ancol là ancol no v ạ?
Ad ơi làm sao để tính được số mol của mỗi axit của từng trường hợp vậy ạ?