[Group BeeClass] Thi thử lần 6 – 2019

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

1A 2C 3A 4A 5C 6D 7A 8A 9B 10C
11D 12D 13D 14D 15A 16D 17C 18B 19D 20D
21A 22C 23A 24C 25C 26C 27D 28D 29C 30D
31B 32D 33D 34C 35B 36D 37D 38C 39D 40C

(Xem giải) Câu 1: Đun nóng V lít hơi anđehit X với 3V lít khí H2 (xúc tác Ni) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được một hỗn hợp khí Y có thể tích 2V lít (các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Ngưng tụ Y thu được chất Z; cho Z tác dụng với Na sinh ra H2 có số mol bằng số mol Z đã phản ứng. Chất X là

A. anđehit no, hai chức, mạch hở.

B. anđehit không no (chứa 1 nối đôi C=C), hai chức, mạch hở.

C. anđehit no, đơn chức, mạch hở.

D. anđehit không no (chứa 1 nối đôi C=C), đơn chức, mạch hở.

(Xem giải) Câu 2: Cho hỗn hợp X gồm các ancol hai chức có cùng công thức phân tử C4H10O2 và đều tác dụng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng. Số chất tối đa thỏa mãn các yêu cầu của X là

A. 1.         B. 4.         C. 3.         D. 2.

(Xem giải) Câu 3: X là chất hữu cơ có công thức phân tử CxHyO. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong thấy có 30 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa đem đun nóng phần nước lọc thấy có thêm 20 gam kết tủa nữa. Biết X vừa tác dụng Na và NaOH. Chỉ ra công thức phân tử X

A. C7H8O.         B. C6H6O.         C. C7H8O2.         D. C8H10O.

Câu 4: Hiđrat hóa 2–metylbut–2–en (nhiệt độ, xúc tác thích hợp) thu được sản phẩm chính là

A. 2–metylbutan–2–ol.         B. 3–metylbutan–2–ol.

C. 3–metylbutan–1–ol.         D. 2–metylbutan–3–ol.

(Xem giải) Câu 5: Dãy gồm các chất tác dụng được với ancol etylic C2H5OH là

A. NaOH, K, MgO, HCOOH (xt).

B. Ca, CuO (t°), C6H5OH (phenol), OH–CH2–CH2–OH.

C. HBr (t°), Na, CuO (t°), CH3COOH (xt).

D. Na2CO3, CuO (t°), CH3COOH (xt), CH3COOCH3 (xt).

(Xem giải) Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn một anđehit X, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Nếu cho X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, sinh ra số mol Ag gấp bốn lần số mol X đã phản ứng. Công thức của X là

A. C2H5CHO.         B. CH3CHO.         C. (CHO)2.         D. HCHO.

(Xem giải) Câu 7: Cho các thí nghiệm sau:
(1) Cho etanol tác dụng với Na kim loại.
(2) Cho etanol tác dụng với dung dịch HCl bốc khói.
(3) Cho glixerol tác dụng với Cu(OH)2.
(4) Cho etanol tác dụng với CH3COOH có xúc tác H2SO4 đặc.
Có bao nhiêu thí nghiệm trong đó có phản ứng thế H của nhóm OH ancol?

A. 3.         B. 4.         C. 2.         D. 1.

Câu 8: Phân tử khối (đvC) của valeranđehit là

A. 86.         B. 72.         C. 100.         D. 58.

(Xem giải) Câu 9: Cho m gam hỗn hợp X gồm axit axetic, axit benzoic, axit ađipic, axit oxalic tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được a gam muối. Cũng cho m gam hỗn hợp X nói trên tác dụng với Ca(OH)2 vừa đủ thu được b gam muối. Biểu thức liên hệ giữa m và a, b là

A. 9m = 20a – 11b         B. 3m = 22b – 19a.         C. 3m = 11b – 10a.         D. 8m = 19a – 11b.

(Xem giải) Câu 10: Cho các phát biểu sau:
(1) Phenol là chất rắn, có thể tan tốt trong nước ở 70°C.
(2) Tính axit của phenol mạnh hơn nước do ảnh hưởng của gốc phenyl lên nhóm –OH.
(3) Sục khí CO2 dư vào dung dịch natri phenolat thấy dung dịch vẩn đục.
(4) Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen là do ảnh hưởng của nhóm –OH tới vòng benzen.
(5) C6H5OH và C6H5CH2OH thuộc cùng một dãy đồng đẳng (C6H5– nhóm phenyl).
Số phát biểu đúng là

A. 5.         B. 2.         C. 4.         D. 3.

Bạn đã xem chưa:  [2023] Thi thử TN liên trường Nghệ An (Lần 2)

(Xem giải) Câu 11: Cho X, Y, Z, T là các chất tron số 4 chất: HCOOH, CH3COOH, HCl, C6H5OH. Giá trị pH của các dung dịch trên cùng nồng độ 0,01M ở 25°C đo được như sau:

Chất X Y Z T
pH 6,48 3,22 2,00 3,45

Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Y tạo kết tủa trắng với nước brom.         B. X được điều chế trực tiếp từ ancol etylic.

C. T có thể cho phản ứng tráng gương.         D. Z tạo kết tủa trắng với dung dịch AgNO3.

(Xem giải) Câu 12: X là ancol, Y là anđehit; đều no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp H gồm X và Y (tỉ lệ mol tương ứng 4 : 3) trong oxi dư, thu được 70,4 gam CO2 và 36,0 gam H2O. Phần trăm khối lượng cacbon có trong phân tử X là

A. 52,2%.         B. 60,0%.         C. 66,7%.         D. 37,5%.

(Xem giải) Câu 13: Khử hoàn toàn hợp chất hữu cơ X no, chỉ chứa 1 loại nhóm chức, mạch hở bằng H2 vừa đủ (Ni, t°) thu được ancol Y. Mặt khác, cho X phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được một muối hữu cơ Z có công thức phân tử C2H8N2O4. Tiếp tục cho Z tác dụng với dung dịch HCl dư thu được axit đa chức T. Trong các phát biểu sau, phát biểu đúng là

A. Đem Z tác dụng với NaOH dư thu được hỗn hợp gồm hai muối.

B. X chỉ thể hiện tính khử trong các phản ứng.

C. Cho 1 mol Y tác dụng hoàn toàn với Na dư thu được 11,2 lít khí H2 ở đktc.

D. Axit T có vị chua của me.

(Xem giải) Câu 14: Cho hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy 0,1 mol X với 0,4 mol O2 (dư) thu được 0,615 mol sản phẩm cháy. Hai ancol trong X là

A. C4H9OH và C5H11OH.         B. CH3OH và C2H5OH.

C. C3H7OH và C4H9OH.         D. C2H5OH và C3H7OH.

Câu 15: Dung dịch axit acrylic không phản ứng với chất nào sau đây?

A. Mg(NO3)2.         B. NaOH.         C. Br2.         D. Na2CO3.

Câu 16: Axit axetic không thể điều chế trực tiếp bằng cách nào sau đây?

A. Metanol tác dụng với cacbon monooxit.

B. Lên men giấm có mặt enzim.

C. Oxi hóa CH3CHO bằng O2 (xúc tác Mn2+).

D. Oxi hóa CH3CHO bằng dung dịch AgNO3/NH3 .

(Xem giải) Câu 17: Cho 2,48 gam etylen glicol tác dụng với CuO, nung nóng thu được hợp chất hữu cơ X. Cho X tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 thu được tối đa bao nhiêu gam kết tủa?

A. 4,32 gam.         B. 8,64 gam.         C. 17,28 gam.         D. 12,96 gam.

(Xem giải) Câu 18: Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cũng công thức phân tử C5H10O2, phản ứng với dung dịch NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc?

A. 4.         B. 9.         C. 8.         D. 5.

(Xem giải) Câu 19: Hiđrat hóa 5,2 gam axetilen với xúc tác HgSO4 trong môi trường axit, đun nóng. Cho toàn bộ các chất hữu cơ sau phản ứng vào một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 44,16 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng hiđrat hóa axetilen là

A. 60%.         B. 70%.         C. 92%.         D. 80%.

(Xem giải) Câu 20: Cho sơ đồ: CH4 + X → M1; M1 + Y → M2; M2 + Z → CH3COOH. Biết X, Y, Z là các chất vô cơ, mỗi mũi tên chỉ tương ứng với một phương trình phản ứng. Chất M2 trong sơ đồ trên có thể là

A. C2H5OH.         B. CH3COONa.         C. CH3CHO.         D. CH3OH.

(Xem giải) Câu 21: Hợp chất hữu cơ đơn chức X mạch hở có chứa C, H, O và có phân tử khối là 60 đvC. Đốt cháy hoàn toàn X thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 1 : 1. Số chất thỏa mãn X là

A. 2.         B. 4.         C. 3.         D. 1.

(Xem giải) Câu 22: Oxi hóa không hoàn toàn 4,48 gam một ancol đơn chức X bởi oxi (có xúc tác) thu được 6,4 gam hỗn hợp Y gồm anđehit, axit hữu cơ tương ứng, ancol dư và nước. Chia Y làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư trong NH3, thu được 19,44 gam Ag. Phần 2 tác dụng vừa đủ với Na thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

Bạn đã xem chưa:  [2023] Thi thử TN trường Chu Văn An - Yên Bái (Lần 2 - Đề 2)

A. 2,84.         B. 7,52.         C. 3,76.         D. 1,76.

(Xem giải) Câu 23: Axit cacboxylic no, mạch hở X có công thức thực nghiệm (C3H4O3)n. Vậy công thức phân tử của X là

A. C6H8O6.         B. C3H4O3.         C. C12H16O12.         D. C9H12O9.

(Xem giải) Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn x gam hỗn hợp gồm hai axit cacboxylic hai chức, mạch hở và đều có một liên kết C=C trong phân tử, thu được V lít khí CO2 (đktc) và y mol H2O. Biểu thức liên hệ giữa x, V và y là

A. V = 28(x – 30y)/55.       B. V = 28(x – 62y)/95.       C. V = 28(x + 30y)/55.         D. V = 28(x + 62y)/95.

(Xem giải) Câu 25: Cho dãy các hợp chất sau: etanal, etanol, axit etanoic, natri fomat, glixerol, axit oxalic, saccarozơ, propan–1,3–điol, etilen, xenlulozơ. Số hợp chất có khả năng hòa tan Cu(OH)2 là

A. 2.         B. 5.         C. 4.         D. 3.

(Xem giải) Câu 26: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ Y và Z là hai loại hợp chất hữu cơ đơn chức có nhóm chức khác nhau, phân tử hơn kém nhau 1 nguyên tử cacbon. Lấy 0,1 mol X tác dụng với Na dư thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Cũng lấy 0,1 mol X tham gia phản ứng tráng bạc thu được 10,8 gam bạc. Khối lượng của 0,1 mol X là

A. 10,6.         B. 7,6.         C. 4,6.         D. 9,2.

Câu 27: Tên gọi đúng của hợp chất CH3–CH2–CH(CH3)–CH(CH3)–CHO là

A. 3–metylpentan–4–al.         B. 3–metylpentan–2–al.

C. 3,4–đimetylpentanal.         D. 2,3–đimetylpentanal.

(Xem giải) Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn x mol hỗn hợp hai anđehit no, có cùng số nguyên tử cacbon thu được 67,2x lít khí CO2 (đktc) và 43,2x gam H2O. Mặt khác cho x mol hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được khối lượng Ag là

A. 378,0x gam.         B. 216,0x gam.         C. 324,0x gam.         D. 345,6x gam.

(Xem giải) Câu 29: X, Y là hai hiđrocacbon đồng đẳng, liên tiếp; Z là anđehit; T là axit cacboxylic; X, Y, Z, T đều mạch hở và T, Z đơn chức. Hiđro hóa hết hỗn hợp H gồm X, Y, Z, T cần đúng 0,95 mol H2, thu được 24,58 gam hỗn hợp N. Đốt cháy hết N cần đúng 1,78 mol O2. Mặt khác, cho N tác dụng hết với Na (dư), sau phản ứng thu được 3,92 lít khí H2 (đktc) và 23,1 gam muối. Nếu cho H tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được m gam kết tủa. Biết số mol T = 1/6 số mol hỗn hợp H. Giá trị m là

A. 108,00.         B. 174,54.         C. 176,24.         D. 156,84

Câu 30: Dãy chỉ gồm các hợp chất hữu cơ có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là

A. anđehit fomic, amoni fomat, axetilen, fructozơ.

B. glucozơ, vinyl fomat, điaxetilen, anđehit axetic.

C. benzanđehit, fructozơ, glixerol, axit fomic.

D. glucozơ, anlyl fomat, butiranđehit, anđehit oxalic.

(Xem giải) Câu 31: Cho các phát biểu sau
(1) Oxi hóa propanal bằng CuO, đun nóng thu được propan–1–ol.
(2) Các hợp chất trong dãy đồng đẳng của ancol no, đơn chức, mạch hở khi đun nóng với H2SO4 ở 170°C đều tạo ra anken.
(3) Anđehit đơn chức, mạch hở tác dụng tối đa với AgNO3/NH3 theo tỉ lệ 1 : 2.
(4) Cho dung dịch axit axetic đến dư vào hỗn hợp kim loại T gồm Cu, Zn, Al, Fe thì hỗn hợp T bị hòa tan hoàn toàn.
(5) Oxi hóa hoàn toàn benzanđehit bằng H2 (xúc tác, t°) thu được ancol benzylic.
(6) Dung dịch axit cacboxylic làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
Số phát biểu đúng là

A. 4.         B. 1.         C. 2.         D. 5.

Câu 32: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Độ tan của các anđehit cùng dãy đồng đẳng tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối.

Bạn đã xem chưa:  [2023] Thi thử TN của sở GDĐT Nam Định

B. Ở điều kiện thường, các anđehit đầu dãy là chất lỏng và tan rất tốt trong nước.

C. Oxi hóa không hoàn toàn etilen là phương pháp hiện đại để sản xuất anđehit fomic.

D. Các anđehit như geranial, xitrolenal, vanilin, … được dùng làm hương liệu trong công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm.

(Xem giải) Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp X gồm hai anđehit no, mạch hở sinh ra 1,792 lít CO2 (đktc). Mặt khác, toàn bộ lượng X trên phản ứng vừa đủ với 0,08 mol H2 (xúc tác Ni, t°). Công thức của hai anđehit trong X là

A. CH3CHO và OHC–CHO.         B. HCHO và OHC–CH2–CHO.

C. HCHO và CH3CHO.         D. HCHO và OHC–CHO.

(Xem giải) Câu 34: Cho 3,38 gam hỗn hợp X gồm CH3OH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 672 ml H2 (đktc) và thu được hỗn hợp chất rắn X1 có khối lượng là

A. 3,61 gam.         B. 4,04 gam.         C. 4,70 gam.         D. 4,76 gam.

(Xem giải) Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất X mạch hở, chỉ chứa một loại nhóm chức thu được 132 gam CO2. Biết X có phản ứng tráng gương. Số chất thỏa mãn điều kiện trên của X là

A. 8.         B. 4.         C. 5.         D. 6.

(Xem giải) Câu 36: Hỗn hợp M gồm axit axetic và anđehit X. Đốt cháy hoàn toàn m gam M cần dùng vừa đủ 0,13 mol O2, sinh ra 0,1 mol CO2 và 0,1 mol H2O. Cho toàn bộ lượng M trên vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 0,04 mol Ag. Công thức của X là

A. C2H5CHO.         B. HCHO.         C. CH3CHO.         D. C3H7CHO.

Câu 37: Công thức tổng quát của anđehit không no, chứa 1 liên kết C=C, hai chức, mạch hở là

A. CnH2n–4O2 (n ≥ 3).    B. CnH2n–6O2 (n ≥ 4).    C. CnH2n–6O2 (n ≥ 3).    D. CnH2n–4O2 (n ≥ 4).

(Xem giải) Câu 38: Cho các phát biểu sau:
(1) Đốt nóng dây CuO rồi nhúng vào ống nghiệm đựng etanol thấy màu của dây chuyển từ màu đen sang màu đỏ.
(2) Nhỏ vài giọt dung dịch HNO3 vào ống nghiệm đựng phenol thấy xuất hiện kết tủa trắng của axit picric.
(3) Cho vài giọt dung dịch axetanđehit vào ống nghiệm chứa sẵn dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nhẹ thấy có một lớp bạc kim loại màu sáng xuất hiện.
(4) Ngâm một lá bạc mỏng trong dung dịch axit propionic thấy có bọt khí thoát ra.
(5) Tháo nắp bình phenol tinh khiết và để một thời gian trong không khí thấy phenol chuyển từ không màu thành màu hồng.
Số phát biểu không đúng là

A. 1.         B. 2.         C. 3.         D. 4.

Câu 39: Cho một mẩu natri bằng hạt đậu xanh vào ống nghiệm khô chữa sẵn 2 ml etanol khan. Bịt miệng ống nghiệm bằng ngón tay cái. Khi phản ứng kết thúc, đưa miệng ống nghiệm lại gần ngọn lửa đèn cồn và bỏ ngón tay bịt miệng ống nghiệm ra. Hiện tượng xảy ra chính xác là

A. Trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng.

B. Mẩu natri không tan, lắng xuống đáy ống nghiệm.

C. Xuất hiện ngọn lửa màu đỏ tía ở đầu ống nghiệm.

D. Thấy có bọt khí xuất hiện trong ống nghiệm.

(Xem giải) Câu 40: Cho hỗn hợp H gồm X, Y, Z (MX < MY < MZ) là ba ancol no, mạch hở, có số nguyên tử cacbon liên tiếp nhau. Đốt cháy hoàn toàn H (số mol X chiếm 48% số mol hỗn hợp) cần 1,13 mol O2, thu được tổng số mol CO2 và H2O là 2,26 mol. Nếu cho H tác dụng hết với Na dư thì thu được 9,856 lít khí (đktc). Cho Z qua CuO (dư, t°), sau phản ứng thu được một chất hữu cơ T (không chứa nhóm cacboxyl). Cho T tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được khối lượng (gam) kết tủa là

A. 77,76.          B. 25,92.         C. 51,84.         D. 58,32.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!