Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm
A. MgO, Fe3O4, Cu. B. Mg, Fe, Cu.
C. Mg, Al, Fe, Cu. D. MgO, Fe, Cu.
Câu 2. Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đụng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH dư, khuấy kĩ, thu được dung dịch Y1 và còn lại phần không tan Z. Chất rắn Z tác dụng với HCl (dư), thu được dung dịch T và chất rắn G. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Cho các phát biểu nào sau:
(1) Hỗn hợp Y chứa Cu, Mg, Fe, Al2O3.
(2) Sục khí CO2 dư vào dung dịch Y1, thu được kết tủa.
(3) Dung dịch T chứa cả muối sắt (II) và muối sắt (III).
(4) Chất rắn G gồm 2 kim loại.
(5) Từ dung dịch T có thể điều chế tối đa được ba kim loại.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu trả lời tốt nhất
Fe3O4 + 4CO —> 3Fe + 4CO2
CuO + CO —> Cu + CO2
Y gồm Al2O3, MgO, Fe, Cu.
Al2O3 + 2NaOH —> 2NaAlO2 + H2O
Z gồm MgO, Fe, Cu.
Câu 2.
Y gồm Al2O3, MgO, Fe, Cu.
Y1 chứa NaAlO2, NaOH dư
Z gồm MgO, Fe, Cu.
T chứa MgCl2, FeCl2, HCl dư
G là Cu
(1) Sai
(2) Đúng:
CO2 dư + NaOH —> NaHCO3
CO2 dư + NaAlO2 + H2O —> Al(OH)3 + NaHCO3
(3) Sai, T không chứa muối Fe3+.
(4) Sai, G chỉ chứa Cu.
(5) Sai, từ T điều chế tối đa 2 kim loại (Mg, Fe)