Để xác định không khí tại khu vực bãi rác có bị ô nhiễm hiđro sunfua hay không. Người ta tiến hành kiểm tra hàm lượng hiđro sunfua có trong mẫu khí được lấy từ bãi rác bằng cách cho mẫu khí đó đi vào lượng dư dung dịch Pb(NO3)2 với tốc độ 2,5 lít/phút trong thời gian 400 phút. Sau đó, lọc lấy kết tủa thu được 1,912 miligam (mg) chất rắn màu đen (PbS).
a) Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết khí tại khu vực bãi rác đó có bị ô nhiễm hiđro sunfua hay không ? (Giả sử theo tiêu chuẩn cho phép hàm lượng hiđro sunfua trong không khí không vượt quá 0,3mg/m3).
b) Dẫn hiđro sunfua đi qua hai dung dịch sau : (1) KMnO4 và H2SO4 loãng; (2) Fe2(SO4)3. Với mỗi dung dịch, hãy nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học minh họa (nếu có).
Câu trả lời tốt nhất
V không khí = 2,5.400 = 1000 lít = 1 m3
mH2S = 1,912.34/239 = 0,272 mg
—> Hàm lượng H2S là 0,272 mg/m3 < 0,3 nên không khí khu vực chưa bị nhiễm H2S theo tiêu chuẩn trên.
(1) Màu tím của dung dịch nhạt dần và có kết tủa vàng:
5H2S + 3H2SO4 + 2KMnO4 → 8H2O + 2MnSO4 + 2S + K2SO4
(2) Màu vàng của dung dịch nhạt dần và có kết tủa vàng:
H2S + Fe2(SO4)3 → 2FeSO4 + S + H2SO4