Nung nóng 0,1 mol C4H10 có xúc tác thích hợp, thu được hỗn hợp khí gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và C4H10. Dẫn X qua bình đựng dung dịch Br2 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng bình tăng 3,64 gam và có hỗn hợp khí Y thoát ra. Đốt cháy toàn bộ Y cần vừa đủ V lít khí O2. Giá trị của V là
A. 6,408. B. 5,376. C. 6,272. D. 5,824.
Câu trả lời tốt nhất
Bảo toàn khối lượng —> mY = mC4H10 ban đầu – 3,64 = 2,16
nY = nC4H10 ban đầu = 0,1
Đốt Y —> nCO2 = u và nH2O = v
—> v – u = 0,1
mY = 12u + 2v = 2,16
—> u = 0,14 và v = 0,24
Bảo toàn O: 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
—> nO2 = 0,26
—> VO2 = 5,824
Cho em hỏi tại sao m c4h10bd = m khối lượng bình tăng + hh khí y vậy ạ. Khối lượng bình tăng không phải là m br2 ạ
ad cho e hỏi sao m ankan= m bình tăng +m Y trong khi trong Y có m H2 nữa
Y gồm Ankan sau craking + Ankan thoát ra khi anken + h2 thì phải có thêm m h2 tạo nên ankan đấy chứ
Ad ơi bài này nếu em qui đổi X thành C2H4,CH2 và H2 rồi dùng BTNT vẫn ra đáp án ạ. Em dùng cách này có đc ko ạ?
Mình thấy một số bạn không hiểu tại sao nY=nC4H10 ban đầu, mình xin giải thích nếu có sai gì mong thầy sửa lại cho ạ.
Đầu tiên bài này là phản ứng cracking C4H10, mà phản ứng này diễn ra theo tỉ lệ mol 1:1 nên nC4H10 phản ứng = nAnken tạo ra = nAnkan tạo ra
Vì sau phản ứng thu được hỗn hợp nhiều sản phẩm có cả C4H10 dư nên: nC4H10 ban đầu= nC4H10 dư + nC4H10 phản ứng –> nC4H10 ban đầu= nC4H10 dư + nAnkan tạo ra. Mà C4H10 dư và Ankan (H2 có thể coi là Ankan dạng CnH2n+2 với n=0) đều nằm trong hỗn hợp Y nên suy ra nY= nC4H10 ban đầu
ad có thể giải thích rõ hơn vì sao ny=nc4h10 ban đầu được k ạ?
Tại sao nY lại bằng nC4H10 ban đầu vậy a? Trong X còn C4H10 dư mà?