50 bài tập peptit tổng hợp
50 BÀI PEPTIT HAY VÀ KHÓ – TÀO MẠNH ĐỨC
Câu 1. Hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở, có tổng số nguyên tử oxi trong ba peptit là 12; trong đó nguyên tố oxi chiếm 32,062% về khối lượng hỗn hợp. Đun nóng 50,9 gam X cần dùng vừa đủ 410 gam dung dịch NaOH 8%, thu được hỗn hợp Y gồm ba muối của Gly, Ala và Val. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong X là
A. 10,37% B. 11,67% C. 14,26% D. 12,97%
⇒ Xem giải
Câu 2. Hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở, trong đó có hai peptit có cùng số nguyên tử cacbon, tổng số oxi trong ba peptit là 11. Đun nóng 0,2 mol X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm ba muối của Gly, Ala, Val. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng 1,095 mol O2, thu được Na2CO3 và 1,92 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O, N2. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong X là
A. 60,8% B. 69,5% C. 56,5% D. 65,2%
⇒ Xem giải
Câu 3. Hỗn hợp X gồm peptit Y và este của a-amino axit (đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 25,47 gam X cần dùng 1,2825 mol O2, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch KOH đặc dư, thấy khối lượng dung dịch tăng 62,17 gam. Mặt khác đun nóng 25,47 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được ancol etylic và 33,57 gam hỗn hợp Z gồm ba muối của Gly, Ala và Val. Số nguyên tử hidro (H) trong Y là
A. 24 B. 20 C. 22 D. 18
⇒ Xem giải
Câu 4. Hỗn hợp X gồm pentapeptit Y và este của a-amino axit (đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, sản phẩm cháy dẫn qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc dư, thấy khối lượng dung dịch tăng 14,22 gam, đồng thời khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 20,384 lít (đktc). Mặt khác đun nóng 0,1 mol X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được ancol etylic và hỗn hợp Z gồm ba muối của Gly, Ala và Val. Phần trăm khối lượng muối của Ala trong hỗn hợp là
A. 40,9% B. 45,5% C. 27,3% D. 59,1%
⇒ Xem giải
Câu 5. Đun nóng 32,92 gam hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở có tỉ lệ mol 5 : 4 : 1 với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm ba muối của Gly, Ala, Val. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được Na2CO3 và hỗn hợp Z gồm CO2, H2O, N2. Dẫn toàn bộ Z vào nước vôi trong lấy dư, thu được dung dịch có khối lượng giảm 28,36 gam so với dung dịch ban đầu, đồng thời thoát ra khí có thể tích 5,376 lít (đktc). Phần trăm khối lượng muối của Ala trong hỗn hợp Y là
A. 14,9% B. 18,3% C. 4,6% D. 11,4%
⇒ Xem giải
Câu 6. Hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở có tổng số liên kết peptit là 11 và không là đồng phân của nhau. Nếu đốt cháy hoàn toàn mỗi peptit với số mol bằng nhau, đều thu được số mol H2O như nhau. Thủy phân hoàn toàn 31,68 gam X cần dùng 480 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 49,08 gam hỗn hợp Y gồm ba muối của Gly, Ala và Val. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp X là
A. 42,8% B. 68,2% C. 45,5% D. 50,4%
⇒ Xem giải
Câu 7. Hỗn hợp X gồm pentapeptit Y và este của a-amino axit (đều mạch hở). Đun nóng 0,2 mol X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được ancol metylic và hỗn hợp Z gồm ba muối của Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn Z cần dùng 1,65 mol O2, thu được Na2CO3 và 2,64 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Phần trăm khối lượng muối của Ala trong hỗn hợp Z là
A. 28,41%
⇒ Xem giải
Câu 8. Hỗn hợp E gồm ba peptit mạch hở gồm peptit X (x mol), Y (y mol) và Z (z mol); tổng số nguyên tử oxi trong ba phân tử X, Y, Z là 14. Đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y hoặc z mol Z đều thu được CO2 có số mol nhiều hơn H2O là x mol. Đun nóng 37,04 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 56,56 gam hỗn hợp gồm ba muối của Gly, Ala và Val. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong E là
A. 46,9% B. 40,8% C. 26,6% D. 43,8%
⇒ Xem giải
Câu 9. Thủy phân hoàn toàn 39,9 gam hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở, có tỉ lệ mol 7 : 3 : 2, thu được hỗn hợp Y gồm 0,04 mol X1; 0,06 mol X2 và 0,48 mol X3 (với X1, X2, X3 là các a-amino axit có dạng NH2-CnH2n-COOH). Nếu đốt cháy hoàn toàn 39,9 gam X cần dùng 1,575 mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Số nguyên tử (H) trong peptit có phân tử khối lớn nhất là
A. 18 B. 13 C. 17 D. 16
⇒ Xem giải
Câu 10. Hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở không là đồng phân của nhau và có cùng số nguyên tử cacbon. Đun nóng 0,2 mol X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 59,66 gam hỗn hợp Y gồm ba muối của Gly, Ala và Val (trong đó muối của Gly chiếm 45,524% về khối lượng). Đốt cháy hoàn toàn 59,66 gam Y cần dùng 1,995 mol O2, thu được CO2, H2O, N2 và Na2CO3. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử nhỏ nhất là
A. 54,15% B. 46,09% C. 42,05% D. 50,12%
⇒ Xem giải
Câu 11. Hỗn hợp X gồm peptit mạch hở Y và este Z (CnH2nO2). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng 0,91 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O, N2 được dẫn qua nước vôi trong lấy dư, thu được 82,0 gam kết tủa. Nếu đun nóng 0,2 mol X cần dùng vừa đủ 380 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị m là
A. 38,12 B. 34,72 C. 36,20 D. 33,64
⇒ Xem giải
Câu 12. Hỗn hợp X gồm Gly-Ala-Ala, Ala-Gly-Val-Val và CH2=CHCOOCH3. Đốt cháy a gam X cần dùng 2,005 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua nước vôi trong lấy dư, thu được 136,5 gam kết tủa, đồng thời khí thoát ra có thể tích là 4,032 lít (đktc). Nếu đun nóng a gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 52,29 B. 58,13 C. 50,35 D. 54,24
⇒ Xem giải
Câu 13. X, Y là hai peptit mạch hở hơn kém nhau một liên kết peptit, Z là este của a-amino axit. Đốt cháy hoàn toàn 43,75 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z thu được 3,5 mol hỗn hợp CO2, H2O và N2. Nếu đun nóng 0,3 mol E trên cần dùng dung dịch chứa 22,0 gam NaOH, thu được ancol etylic và 55,03 gam hỗn hợp T gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử nhỏ trong hỗn hợp E là
A. 51,38% B. 34,56% C. 37,12% D. 39,68%
⇒ Xem giải
Câu 14. Hỗn hợp X gồm hai peptit có cùng số nguyên tử C và một axit cacboxylic no, đơn chức (đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 19,42 gam X cần dùng 0,805 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và 0,07 mol N2. Nếu đun nóng 19,42 gam X cần dùng vừa đủ dung dịch chứa 11,2 gam NaOH, thu được hỗn hợp Y gồm các muối, trong đó có ba muối của Gly, Ala và Val. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử nhỏ trong hỗn hợp E là
A. 38,7% B. 44,8% C. 41,4% D. 35,8%
⇒ Xem giải
Câu 15. Hỗn hợp X chứa hai peptit đều mạch hở có tổng số nguyên tử oxi bằng 10 được tạo bởi từ glyxin, alanin và valin. Đốt cháy 38,32 gam X cần dùng 1,56 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch KOH đặc, dư thấy khối lượng dung dịch tăng 80,4 gam. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử lớn là
A. 62,6% B. 44,9% C. 37,4% D. 55,1%
⇒ Xem giải
Câu 16. Hỗn hợp X chứa hai peptit đều mạch hở có tổng số nguyên tử oxi bằng 9. Đốt cháy hoàn toàn 20,43 gam X cần dùng 0,8775 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư, thu được 73 gam kết tủa. Mặt khác đun nóng 20,43 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm 3 muối của Gly, Ala và Val. Phần trăm khối lượng muối của Ala trong hỗn hợp Y là
A. 36,72% B. 22,03% C. 18,41% D. 13,79%
⇒ Xem giải
Câu 17. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở cần dùng 1,11 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua nước vôi trong lấy dư, thu được 97 gam kết tủa; đồng thời khí thoát ra có thể tích là 3,36 lít (đktc). Nếu đun nóng lượng X trên với dung dịch KOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm 4 muối của Gly, Ala, Val và Glu. Biết độ tan của N2 trong nước không đáng kể. Giá trị của m là
A. 45,32 B. 44,52 C. 42,46 D. 43,34
⇒ Xem giải
Câu 18. Hỗn hợp X chứa một hexapeptit mạch hở và một este no, đơn chức, mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Đun nóng 15,44 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được ancol etylic và hỗn hợp Y gồm ba muối, trong đó có hai muối của glyxin và alanin. Đốt cháy toàn bộ Y cần dùng 0,64 mol O2, thu được Na2CO3 và 1,12 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O, N2. Tỉ lệ mắt xích của glyxin và alanin trong peptit là
A. 5 : 1 B. 3 : 2 C. 1 : 1 D. 2 : 3
⇒ Xem giải
Câu 19. Hỗn hợp X chứa một pentapeptit mạch hở và một este no, hai chức, mạch hở chỉ chứa một loại nhóm chức có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 3. Đun nóng 26,67 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được ancol etylic và hỗn hợp Y gồm ba muối, trong đó có muối của Gly và Ala. Đốt cháy toàn bộ Y cần dùng 0,6525 mol O2, thu được Na2CO3 và 1,08 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Phần trăm khối lượng của peptit trong X là
A. 38,81% B. 37,23% C. 40,38% D. 35,66%
⇒ Xem giải
Câu 20. Hỗn hợp X chứa một peptit Y mạch hở và một este mạch hở của a-amino axit. Đun nóng 17,25 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được ancol etylic có khối lượng là 3,22 gam và hỗn hợp Z gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Đốt cháy toàn bộ Z cần dùng 0,7125 mol O2, thu được Na2CO3 và 1,14 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O, N2. Phần trăm khối lượng muối của alanin trong hỗn hợp Z là.
A. 36,8%. B. 42,1% C. 47,4%. D. 52,6%.
⇒ Xem giải
Câu 21. Hỗn hợp E gồm ba peptit X, Y, Z mạch hở (MX < MY < MZ) có tổng số nguyên tử oxi bằng 11, trong đó Y và Z có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 29,22 gam E cần dùng 1,125 mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Nếu đun nóng 29,22 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 42,42 gam hỗn hợp gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Phần trăm khối lượng muối của alanin trong hỗn hợp muối là
A. 7,85%. B. 13,11%. C. 10,47%. D. 9,83%.
⇒ Xem giải
Câu 22. Hỗn hợp E chứa ba peptit mạch hở gồm đipeptit X, tripeptit Y và tetrapeptit Z (trong đó X và Y có cùng số nguyên tử cacbon). Thuỷ phân hoàn toàn 40,8 gam E với dung dịch NaOH 8% (vừa đủ), thu được 300,8 gam dung dịch T gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Cô cạn T thu được 58,0 gam muối khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn Y cũng như Z đều thu được CO2 có số mol nhiều hơn số mol của H2O là a mol. Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp E là.
A. 25,3%. B. 23,2%. C. 20,1%. D. 22,2%.
⇒ Xem giải
Câu 23. Hỗn hợp X gồm hai peptit đều mạch hở, có tổng số nguyên tử oxi là 12, trong mỗi phân tử peptit đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 3. Đun nóng 0,1 mol X cần dùng 450 ml dung dịch NaOH 1,2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 58,26 gam hỗn hợp gồm hai muối của glyxin và alanin. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử nhỏ là.
A. 19,19%. B. 21,37%. C. 20,28%. D. 22,46%.
⇒ Xem giải
Câu 24. Hỗn hợp X gồm hai peptit đều mạch hở, có tổng số nguyên tử oxi là 13, trong mỗi phân tử peptit đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 3. Đun nóng 62,45 gam X cần dùng 445 gam dung dịch NaOH 8%, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 94,45 gam hỗn hợp Y gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Phần trăm khối lượng muối của alanin trong hỗn hợp Y là.
A. 44,6%. B. 47,0%. C. 42,3%. D. 45,2%.
⇒ Xem giải
Câu 25. Hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở có tổng số nguyên tử oxi bằng 12 và đều được tạo bởi từ các a-aminoaxit chứa một nhóm NH2 và một nhóm COOH. Đun nóng 44,13 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai muối của glyxin và valin. Đốt cháy toàn bộ Y cần dùng 2,7225 mol O2, thu được Na2CO3 và 3,865 mol hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phân tử khối của peptit có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp X là
A. 345. B. 345. C. 471. D. 387.
⇒ Xem giải
Câu 26. Hỗn hợp X gồm một đipeptit, một tripeptit và một pentapeptit (đều mạch hở) được tạo bởi từ glyxin, alanin và valin; trong X tỉ lệ mO : mN = 212 : 133. Đun nóng 51,8 gam X với dung dịch NaOH dư, thu được 76,8 gam muối. Nếu đun nóng 51,8 gam X với dung dịch HCl dư, thu được 87,82 gam muối. Biết rằng trong X, đipeptit chiếm 2/3 số mol hỗn hợp. Phần trăm khối lượng của pentapeptit có trong hỗn hợp X là
A. 21,6%. B. 24,0%. C. 23,2%. D. 20,8%.
⇒ Xem giải
Câu 27. Đốt cháy hoàn toàn 62,51 gam hỗn hợp X gồm ba peptit đều mạch hở, có tổng số nguyên tử oxi bằng 12 cần dùng 2,5125 mol O2, thu được CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 213,0 gam kết tủa. Mặt khác, đun nóng 62,51 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Biết rằng trong X, peptit có khối lượng phân tử nhỏ nhất chiếm 60% về số mol hỗn hợp. Phần trăm khối lượng muối của alanin trong hỗn hợp Y là
A. 4,8%. B. 15,6%. C. 12,0%. D. 8,4%.
⇒ Xem giải
Câu 28. Hỗn hợp X chứa ba peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol là 10 : 5 : 3 và có tổng số mắt xích không quá 12. Đun nóng m gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai muối của glyxin và alanin. Đốt cháy hoàn toàn Y bằng lượng oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ hỗn hợp khi và hoi gồm CO2, H2O và N2 cho vào bình đựng nước vôi trong lấy dư, thấy khối lượng bình tăng 76,56 gam, đồng thời thu được 6,16 lít khí (đktc). Biết độ tan của nitơ đơn chất trong nước không đáng kể. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử lớn nhất trong X là.
A. 24,25% B. 34,94% C. 33,15% D. 25,32%
⇒ Xem giải
Câu 29. Cho X, Y (MX < MY) là hai peptit mạch hở có tổng số nguyên tử oxi là 13, trong mỗi phân tử X, Y đều có số liên kết peptit không quá 5. Đun nóng 37,8 gam hỗn hợp E chứa X, Y với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp muối của glyxin, alanin và valin. Đốt cháy hoàn toàn muối cần dùng 1,62 mol O2, thu được CO2, H2O, N2 và 30,21 gam Na2CO3. Số nguyên tử hiđro (H) trong phân tử Y là.
A. 20. B. 26. C. 24. D. 30.
⇒ Xem giải
Câu 30. Hỗn hợp X gồm một tripeptit và một pentapeptit đều mạch hở. Đun nóng m gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được (m + 14,2) gam hỗn hợp Y gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng 1,575 mol O2, thu được Na2CO3 và hỗn hợp Z gồm CO2, H2O và N2; trong đó hiệu số mol của CO2 và H2O là 0,2 mol. Giá trị m là
A. 32,2. B. 31,4. C. 30,9. D. 32,8.
⇒ Xem giải
Câu 31. Hỗn hợp X gồm một tetrapeptit (Y) và một pentapeptit (Z) đều mạch hở, trong đó tỉ lệ khối lượng của nitơ và oxi là 17 : 24. Đun nóng m gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được (m + 24,32) gam hỗn hợp Y gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, sản phẩm cháy dẫn qua nước vôi trong lấy dư, thu được 152,0 gam kết tủa. Tỉ lệ mắt xích giữa glyxin và valin trong peptit Z là
A. 3 : 1. B. 2 : 1. C. 2 : 2. D. 3 : 2.
⇒ Xem giải
Câu 32. Hỗn hợp X gồm hai peptit mạch hở có tổng số nguyên tử oxi là 13; trong mỗi phân tử peptit có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Đun nóng 35,23 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 54,63 gam hỗn hợp Y gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Nếu đốt cháy hoàn toàn 35,23 gam X cần dùng 1,5375 mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử lớn là
A. 37,8%. B. 34,2%. C. 36,6%. D. 35,4%.
⇒ Xem giải
Câu 33. Hỗn hợp X gồm hai peptit mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon và đều được tạo bởi từ glyxin, alanin và valin; tổng số nguyên tử oxi trong phân tử hai peptit là 11; trong mỗi phân tử peptit có số liên kết peptit không nhỏ hơn 3. Đun nóng 0,2 mol X cần dùng vừa đủ dung dịch chứa 34,4 gam NaOH, thu được hỗn hợp Y gồm các muối. Phần trăm khối lượng muối của alanin trong hỗn hợp Y là
A. 37,2%. B. 28,5%. C. 30,7%. D. 21,9%.
⇒ Xem giải
Câu 34. Hỗn hợp X gồm hai peptit mạch hở có cùng số mol, tổng số nguyên tử oxi là 12; trong mỗi phân tử peptit có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Đun nóng m gam X cần dùng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được (m + 14,56) hỗn hợp Y gồm ba muối của glyxin, alamin và valin. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 2,0 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Phần trăm khối lượng muối của alanin trong hỗn hợp Y là
A. 13,5% B. 8,1%. C. 6,8%. D. 10,8%.
⇒ Xem giải
Câu 35. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm tristearin và hexapeptit mạch hở, thu được 5,18 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Đun nóng m gam X cần dùng vừa đủ 240 ml dung dịch NaOH 1M, thu được glixerol và (m + 5,56) gam hỗn hợp Y gồm 4 muối; trong đó có 3 muối của glyxin, alanin và valin. Phần trăm khối lượng muối của alanin trong hỗn hợp Y là
A. 8,92%. B. 6,69%. C. 3,35%. D. 4,46%.
⇒ Xem giải
Câu 36. Hỗn hợp X gồm tristearin và một oligopeptit mạch hở được tạo từ glyxin, alanin và valin. Đun nóng 46,74 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol có khối lượng 2,76 gam và hỗn hợp Y gồm các muối. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng 3,33 mol O2, thu được Na2CO3 và 4,75 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Tỉ lệ mắt xích giữa glyxin, alanin và valin trong oligopeptit là
A. 3 : 2 : 1. B. 3 : 2 : 2. C. 4 : 1 : 1. D. 3 : 3 : 1.
⇒ Xem giải
Câu 37. Hỗn hợp X gồm một pentapeptit mạch hở và một este đơn chức, mạch hở. Đun nóng m gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 0,15 mol ancol etylic và (m + 15,48) gam hỗn hợp Y gồm 4 muối; trong đó có 3 muối của glyxin, alanin và valin. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 2,6025 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua nước vôi trong lấy dư, thu được 216,0 gam kết tủa. Số nguyên tử hiđro (H) trong este là
A. 4. B. 6. C. 8. D. 10.
⇒ Xem giải
Câu 38. Ở điều kiện thích hợp từ 25,96 gam hỗn hợp X gồm glyxin và alanin điều chế được m1 gam hỗn hợp Y gồm các đipeptit; cũng từ 2m gam X điều chế được m2 gam hỗn hợp Z gồm một đipeptit, một tripeptit và một pentapeptit. Đốt cháy hoàn toàn m1 gam Y cần dùng 0,93 mol O2. Nếu cho m2 gam Z tác dụng với dung dịch HCl loãng, dư thu được m gam muối. Giá trị m là
A. 75,32. B. 75,28. C. 73,12. D. 73,84.
⇒ Xem giải
Câu 39. Hỗn hợp X gồm một este no, đơn chức, mạch hở và hai peptit mạch hở có tổng số nguyên tử oxi là 10. Đun nóng m gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 0,03 mol ancol etylic và (m + 16,6) gam hỗn hợp Y gồm 4 muối; trong đó có 3 muối của glyxin, alanin và valin. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng 1,215 mol O2, thu được Na2CO3 và hỗn hợp Z gồm CO2, H2O và N2. Cho toàn bộ Z vào dung dịch KOH đặc, dư thấy khối lượng dung dịch tăng 54,67 gam. Số nguyên tử hiđro (H) trong peptit có khối lượng phân tử lớn là
A. 20. B. 18. C. 22. D. 24.
⇒ Xem giải
Câu 40. Hỗn hợp X chứa 2 peptit mạch hở gồm Y (CnH2n-2O5N4) và Z (CmH2m-3O6N5). Đốt cháy hoàn toàn 45,93 gam X cần dùng 2,0475 mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Nếu đun nóng 45,93 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 70,03 gam hỗn hợp T gồm 3 muối của glyxin, alanin và valin. Tỉ lệ mắt xích alanin và valin trong peptit Z là
A. 2 : 3. B. 2 : 1. C. 1 : 1. D. 1 : 2.
⇒ Xem giải
Câu 41. Hỗn hợp X gồm 2 peptit mạch hở có tổng số nguyên tử oxi là 9. Đốt cháy hoàn toàn 28,53 gam X cần dùng 1,2825 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch KOH đặc, dư thấy khối lượng bình tăng 63,83 gam. Nếu đun nóng 28,53 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm 3 muối của glyxin, alanin và valin. Phần trăm khối lượng muối của alanin trong hỗn hợp Y là
A. 18,0%. B. 9,7%. C. 22,6%. D. 7,7%.
⇒ Xem giải
Câu 42. Hỗn hợp X gồm 3 peptit mạch hở có tổng số nguyên tử oxi là 12. Đốt cháy hoàn toàn 52,33 gam X bằng lượng oxi vừa đủ, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2; trong đó tổng số mol của CO2 và N2 nhiều hơn của H2O là 0,65 mol. Nếu đun nóng 0,2 mol X cần dùng vừa đủ 850 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Y gồm 3 muối của glyxin, alanin và valin. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong hỗn hợp X là
A. 12,55%. B. 8,83%. C. 11,35%. D. 14,96%.
⇒ Xem giải
Câu 43. Cho 38,85 gam hỗn hợp E gồm 3 oligopeptit mạch hở gồm X (x mol), Y (y mol) và Z (z mol). Đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y hoặc z mol Z đều thu được CO2 có số mol nhiều hơn H2O là 0,045 mol. Đun nóng 38,85 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 59,88 gam hỗn hợp T gồm 3 muối của glyxin, alanin và valin. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp X là
A. 27,72%. B. 25,56%. C. 26,64%. D. 24,48%.
⇒ Xem giải
Câu 44. Hỗn hợp E gồm peptit X (CnH2n-1O4N3); peptit Y (CmH2m-3O6N5) và este Z (CnH2nO2). Đốt cháy hoàn toàn 20,99 gam E cần dùng 1,1425 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua nước vôi trong lấy dư, thu được 90,0 gam kết tủa. Nếu đun nóng 20,99 gam E cần dùng vừa đủ 250 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp T gồm 4 muối; trong đó có 3 muối của glyxin, alanin và valin. Phần trăm khối lượng của Y trong E là:
A. 19,10%. B. 17,77%. C. 19,77%. D. 15,78%.
⇒ Xem giải
Câu 45. Cho 44,13 gam hỗn hợp X gồm 3 peptit mạch hở có tổng số nguyên tử oxi bằng 12. Khi thuỷ phân hoàn toàn mỗi peptit trong X đều thu được glyxin và valin. Đun nóng 44,13 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng, lấy toàn bộ lượng muối đem đốt cháy hoàn toàn cần dùng 2,7225 mol O2, thu được Na2CO3 và 3,865 mol hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phân tử khối của peptit có khối lượng phân tử lớn nhất là
A. 345. B. 345. C. 471. D. 387.
⇒ Xem giải
Câu 46. Hỗn hợp X gồm tripeptit (Y) và pentapeptit (Z) mạch hở và được tạo bởi từ glyxin và alanin. Đốt cháy hoàn toàn 20,5 gam X cần dùng 0,885 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng dung dịch giảm 29,38 gam. Biết độ tan của nitơ đơn chất trong nước không đáng kể. Số nguyên tử hiđro (H) trong Z là.
A. 19. B. 21. C. 23. D. 25.
⇒ Xem giải
Câu 47. Hỗn hợp E gồm tripeptit (X), tetrapeptit (Y) và hexapeptit (Z) mạch hở và đều được tạo bởi từ glyxin và alanin. Đốt cháy hoàn toàn 30,22 gam X bằng lượng oxi vừa đủ, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng dung dịch giảm 46,06 gam, đồng thời thu được 4,704 lít khí (đktc). Biết độ tan của nitơ đơn chất trong nước không đáng kể. Số nguyên tử hiđro (H) trong Z là.
A. 28. B. 30. C. 26. D. 24.
⇒ Xem giải
Câu 48. Hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở, có tổng số nguyên tử oxi là 16, trong mỗi phân tử peptit đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 3. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol X cần dùng 1,6125 mol O2, thu được CO2, H2O và N2; trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 83,65 gam. Mặt khác, đun nóng 0,15 mol X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm 3 muối của glyxin, alanin và valin (trong đó muối của alanin chiếm 7,75% khối lượng hỗn hợp). Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử nhỏ nhất là
A. 50,5%. B. 50,8%. C. 53,7%. D. 44,8%.
⇒ Xem giải
Câu 49. X, Y (MX < MY) là hai peptit đều mạch hở có tổng số liên kết peptit là 9; trong mỗi phân tử peptit có số nguyên tử oxi không nhỏ hơn 6. Đun nóng 31,99 gam hỗn hợp E chứa X và Y với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Z gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Đốt cháy toàn bộ Z cần dùng 1,2675 mol O2, thu được Na2CO3 và 2,2 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O, N2. Số nguyên tử hiđro (H) có trong peptit Y là
A. 30. B. 32. C. 36. D. 34.
⇒ Xem giải
Câu 50. Hỗn hợp X gồm một este Y (CnH2nO2) và hai peptit đều mạch hở hơn kém nhau một nguyên tử cacbon được tạo bởi từ các α-amino axit có dạng H2N-CmH2m-COOH. Đốt cháy hoàn toàn 97,19 gam X cần dùng 3,4375 mol O2, thu được N2, H2O và 3,27 mol CO2. Mặt khác đun nóng 97,19 gam X với 800 ml dung dịch NaOH 2M (vừa đủ), thu được ancol Z và hỗn hợp muối T. Phần trăm khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp T là
A. 7,8%. B. 8,9%. C. 6,2%. D. 2,7%.
⇒ Xem giải
ad ơi cho chỗ tải ạ
k có chỗ tải ạ?
hình như mấy bài này của thầy TMĐ phải không ad
Đúng rồi em, phần giới thiệu ở trên fanpage rồi