Tiến hành thí nghiệm xác định tính thụ động hóa của sắt trong dung dịch HNO3 đặc theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị 2 ống nghiệm, ống 1 cho vào 2 ml HNO3 đậm đặc (bốc khói trong không khí); ống 2 cho vào 2 ml dung dịch HNO3 30% (pha với nước tỉ lệ 1 : 1).
Bước 2: Cho vào mỗi ống nghiệm một đinh sắt sạch. Đậy miệng ống 2 bằng bông có tẩm dung dịch NaOH.
Bước 3: Cho thêm vào ống nghiệm 1 sau bước 2: 2 ml nước cất để pha loãng dung dịch axit, quan sát hiện tượng xảy ra.
Bước 4: Cho sợi dây đồng vào ống nghiệm 1 sau khi tiến hành xong bước 3 sao cho dây đồng chạm vào đinh sắt.
Cho các nhận định sau về thí nghiệm trên:
(a) Sau bước 2, ống nghiệm 1 không có hiện tượng gì xảy ra.
(b) Sau bước 2, ống nghiệm 2 có khí màu nâu thoát ra.
(c) Sau bước 3, ống nghiệm 1 không có hiện tượng gì xảy ra.
(d) Sau bước 4, ống nghiệm 1 có khí màu nâu thoát ra.
(e) Sau bước 4, bỏ dây đồng ra khỏi ống nghiệm 1 thì khí màu nâu vẫn tiếp tục thoát ra.
Số nhận định đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu trả lời tốt nhất
Bước 1: Ống 1 chứa HNO3 đặc, ống 2 chứa HNO3 loãng.
Bước 2: Ống 1 sắt bị thụ động, ống 2 có khí không màu, hóa nâu trong không khí (phần không khí trong ống).
Bước 3: Pha loãng ống 1, do Fe đã bị thụ động nên có pha loãng nó cũng không phản ứng nữa, không có hiện tượng gì xảy ra.
Bước 4: Sắt bị thụ động nên không có ăn mòn điện hóa khi thêm Cu, khi đó chỉ Cu tan tạo khí không màu, hóa nâu trong không khí (phần không khí trong ống).
(a)(b)(c)(d) Đúng
(e) Sai