Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Ion Cu2+ có cấu hình electron là [Ar]3d9 có thể tạo phức được với nhiều phối tử bằng liên kết cho nhận giữa phối tử với các orbital trống của ion Cu2+. Một thí nghiệm về sự tạo thành hợp chất phức được thực hiện như sau:
- Hoà tan hoàn toàn một lượng muối CuSO4 khan (màu trắng) vào nước, thu được dung dịch X có màu xanh.
- Thêm tiếp dung dịch NH3 vào dung dịch X, thu được kết tủa màu xanh nhạt.
- Tiếp tục thêm dung dịch NH3 đặc đến dư vào đến khi kết tủa bị hoà tan, thu được dung dịch Y có màu xanh lam. Chuỗi thí nghiệm trên được biểu diễn qua sơ đồ sau:
CuSO4(s) –H2O (1)→ [Cu(OH2)6]SO4 –NaOH(aq) (2)→ [Cu(OH)2(OH2)4](s) –NH3(aq) (3)→[Cu(NH3)4(OH2)2](OH)2
a, Màu xanh của kết tủa và dung dịch được lí giải là do sự hình thành các ion phức trong hợp chất phức gây ra.
b, Các phản ứng (2), (3) đều có sự thay thế một phần phối tử trong phức chất.
c, Trong hợp chất phức [(Cu(NH3)4(OH2)2](OH)2 , phối tử tạo phức là NH3 và H2O.
d, Số electron ở lớp ngoài cùng của Cu(II) trong các hợp chất phức là 12.
×