Neo Pentan

Tìm hiểu về quá trình bay hơi và quá trình sôi:

+ Bay hơi là quá trình chuyển trạng thái từ lỏng sang hơi ở mặt thoáng của chất lỏng. Sôi là quá trình chuyển trạng thái từ lỏng sang hơi ở mặt thoáng và trong lòng chất lỏng.

+ Một chất lỏng chỉ sôi khi đạt nhiệt độ sôi (ở điều kiện đó) và áp suất hơi tại bề mặt nhỏ hơn áp suất hơi bão hòa (hiểu đơn giản là chất lỏng sôi thì hơi của nó phải có chỗ thoát đi, không thể nén chặt mặt trên bề mặt)

Quan sát quá trình sôi:

+ Khi đun nóng, nhiệt độ của chất lỏng tăng dần. Khi đạt đến nhiệt độ sôi, nhiệt độ của chất lỏng sẽ không tăng nữa. Nhiệt lượng cung cấp dùng để chuyển trạng thái từ lỏng sang hơi.

+ Quan sát chất lỏng đang sôi trong nồi, ta thấy bọt khí không sủi đều khắp đáy nồi. Có vị trí sủi mạnh, có vị trí sủi yếu, có vị trí lại không thấy sủi tăm dù nhiệt độ ở đáy nồi là như nhau. Tại sao vậy?

+ Ta gọi các vị trí có sủi khí là các mầm sôi. Mầm sôi là nơi chuyển trạng thái lỏng thành hơi. Nếu quan sát kỹ, mầm sôi chính là những vết xước nhỏ của nồi, một hạt cát nhỏ, một chất bẩn lơ lửng cũng có thể là mầm sôi. Các điểm khoanh đỏ ở hình trên chính là các mầm sôi.

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu nồi rất mịn và nước rất sạch? Do không có mầm sôi, dù chất lỏng có vượt nhiệt độ sôi nhưng nó vẫn không sôi! Nếu tiếp tục đun, nhiệt độ của chất lỏng sẽ tăng liên tục… đến một lúc nào đó toàn bộ khối chất lỏng sẽ đồng loạt sôi mãnh liệt ở tất cả mọi vị trí, quá trình hóa hơi đột ngột và mất kiểm soát này sẽ gây nổ, bắn tung tóe và nguy hiểm.

+ Để tránh những nguy hiểm đó và giúp chất lỏng sôi êm dịu, chúng ta sẽ chủ động tạo ra các mầm sôi. Đó chính là đá bọt.

Đá bọt là chất gì?

+ Đá bọt chính là những hạt cát nhỏ, vụn thủy tinh, vụn đá vôi, vụn gạch hoa… Chọn loại đá bọt sao cho không ảnh hưởng hoặc ít ảnh hưởng đến mục đích của thí nghiệm. Ví dụ khi đun chất lỏng chứa axit thì không chọn đá bọt là đá vôi mà nên dùng vụn thủy tinh, cát, gạch…

nhojckiw đã trả lời