pap

Để nghiên cứu khả năng chịu ăn mòn của kim loại đồng, thực hiện các thí nghiệm sau:

– Thí nghiệm 1: Nhúng thanh đồng thứ nhất vào cốc 1 đựng dung dịch axit X, thấy dung dịch chuyển sang màu xanh của muối A, có khí không màu bay lên, hóa lâu trong không khí.

– Thí nghiệm 2: Nhúng thanh đồng thứ hai vào cốc 2 đựng dung dịch axit Y, không thấy có hiện tưởng xảy ra.

– Thí nghiệm 3: Nhúng thanh đồng vào cốc thứ 3 đựng dung dịch axit Z loãng, không thấy có hiện tượng xảy ra.

Tiếp theo, thổi không khí vào thanh đồng trong dung dịch ở cốc 2 và 3 trong vài giờ, thấy cả hai dung dịch hóa xanh, khối lượng thanh đồng trong cốc 2 giảm đi 1,28 gam, còn trong cốc 3 giảm 0,96 gam.

+ Nếu cô cạn toàn bộ phần dung dịch ở cốc 2 (sau khi thổi không khí) thì thu được 3,42 gam tinh thể hidrat B; còn nếu cho tác dụng với dung dịch  AgNO3 vừa đủ thì thu được kết tủa trắng C, lọc tách C, cô cạn phần dung dịch còn lại thu được 4,84 gam tinh thể hidrat D.

+ Nếu cô cạn toàn bộ phần dung dịch ở cốc 3 (sau khi thổi không khí) thì thu được 3,75 gam tinh thể hidrat E; còn nếu cho tác dụng với dung dịch BaCl2 vừa đủ thì được kết tủa trắng F.

  1. Viết công thức cấu tạo của các axit X, Y, Z và gọi tên chúng.
  2. Viết công thức các chất A, B, C, E và E. Viết phản ứng tạo thành C và F.
  3. Tại sao đồng bắt đầu bị ăn mòn hóa học khi thổi không khí vào các dung dịch Y, Z ? Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Neo Pentan chọn trả lời