I. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT
1. Oxit bazơ:
a) Tác dụng với nước
– Một số oxit bazơ tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là: Na2O, CaO, K2O, BaO tạo ra bazơ tan tương ứng
Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
b) Tác dụng với axit
– Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước
Ví dụ: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
c) Tác dụng với oxit axit
– Một số oxit bazơ (CaO, BaO, Na2O, K2O) tác dụng với oxit axit tạo thành muối
CaO + CO2 → CaCO3
Na2O + SO2 → Na2SO3
* Những oxit bazơ tác dụng được với nước thì tác dụng được với oxit axit
2. Oxit axit
a) Tác dụng với nước
– Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit
– Một số oxit axit tác dụng với nước ở điều kiện thường như: P2O5, SO2, SO3, NO2, CO2,… tạo ra axit tương ứng
Ví dụ: P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
CO2 + H2O → H2CO3
SO3 + H2O → H2SO4
b) Tác dụng với dung dịch bazơ
– Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước
Ví dụ: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓trắng + H2O
c) Tác dụng với oxit bazơ:
– Oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ (CaO, BaO, Na2O, K2O) tạo thành muối
CO2 + CaO → CaCO3
II. KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT
1. Oxit bazơ: Là những oxit khi tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước
Ví dụ: Na2O, BaO, CuO, BaO, FeO,…
2. Oxit axit: Là những oxit khi tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
Ví dụ: SO2, SO3, CO2, P2O5,…
3. Oxit lưỡng tính: Là những oxit khi tác dụng với dung dịch bazơ và khi tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
Ví dụ: Al2O3, ZnO,…
4. Oxit trung tính: Còn được gọi là oxit không tạo muối, là những oxit không tác dụng với axit, bazơ, muối.
Ví dụ: CO, NO,…